Xóa sổ rạch Tân Cảng

Đơn vị đầu tư cho rằng rạch Tân Cảng không có chức năng thoát nước nên san lấp để xây dựng công trình.

Rạch Tân Cảng rộng trên 20 m, dài hơn 200 m nằm trên địa bàn phường 22, quận Bình Thạnh-TPHCM gần như đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nơi đây giờ là một bãi bùn đất mênh mông.

Con rạch “vô tích sự”…?

Từ cuối tháng 6-2011, Tập đoàn SSG bắt đầu cho người triển khai đóng cọc, bơm cát ngày đêm để san lấp rạch Tân Cảng. Đến nay, toàn bộ con rạch lớn này đã… biến mất. Con rạch này nằm giữa Tân Cảng và khu phức hợp Saigon Pearl (số 92 Nguyễn Hữu Cảnh) như một nhánh của sông Sài Gòn.

Rạch Tân Cảng khi chưa bị san lấp (ảnh trái) và rạch Tân Cảng hiện nay (ảnh phải)
 
Theo người dân sống trong khu vực, rạch Tân Cảng góp phần quan trọng thoát nước đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng như từ khu dân cư hai bên đường, vì thế họ không khỏi lo lắng khi thấy con rạch bị lấp đi. Theo ông Đinh Ngọc Ninh, Tổng Giám đốc Tập đoàn SSG, việc san lấp rạch Tân Cảng phục vụ cho dự án xây dựng Trường Tiểu học và Trung học Mùa Xuân (Wellspring), tổng diện tích dự án khoảng 12.000 m2, trong đó diện tích san lấp rạch Tân Cảng khoảng 4.000 m2.
 
SSG cũng đã thiết kế một hệ thống cống hộp có tiết diện 2 m x 2 m theo phương án thoát nước thay thế rạch Tân Cảng do Sở GTVT TPHCM đưa ra.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu cống hộp tiết diện 4 m2 có đủ khả năng thoát nước thay thế con rạch rộng đến 20 m? Ông Ninh cho rằng không phải đủ mà quá dư. Thứ nhất, rạch Tân Cảng là rạch cạn nên không có chức năng tiêu thoát nước, có chăng chỉ nước thải từ các hộ dân đổ trực tiếp xuống kênh nhưng các hộ này đã di dời hết nên chắc chắn không còn chuyện thoát nước thải ra sông.
 
Thứ hai, đường Nguyễn Hữu Cảnh và khu dân cư dọc hai bên đường không thải nước ra sông Sài Gòn vì có các hố ga thu nước vào hệ thống thoát nước ngầm bên dưới. Hệ thống thoát nước này đã đủ cho việc thoát nước trong khu vực. Do đó, về cơ bản, việc san lấp rạch Tân Cảng không ảnh hưởng gì đến việc thoát nước! 
 
Làm ngược?
Ngược với lý giải của ông Đinh Ngọc Ninh, ông Trần Văn Cho, một người đánh cá  trên rạch Tân Cảng gần 30 năm, cho biết rạch Tân Cảng khá sâu và có khá nhiều cá, thủy triều lên xuống theo con nước rõ ràng chứ không phải là rạch cạn. Giáo sư Lê Huy Bá, Viện Khoa học - Công nghệ và Môi trường, người từng nghiên cứu nhiều về hệ thống thoát nước của TP, cho rằng rạch Tân Cảng thoát nước khá tốt và có vai trò quan trọng trong việc thoát nước của khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng và cả quận Bình Thạnh nói chung.
 
Thời gian gần đây vì không được nạo vét, bảo dưỡng và ảnh hưởng từ việc xây dựng các công trình lân cận khiến khả năng tiêu thoát nước của rạch kém đi. “Nói đây là rạch cạn không có khả năng thoát nước là vô lý!”- giáo sư Lê Huy Bá khẳng định.
 
Cũng theo giáo sư Lê Huy Bá, dung tích chứa cũng như khả năng tiêu thoát nước của rạch Tân Cảng lớn gấp 10 lần  so với cống hộp tiết diện 4 m2 nên phương án thay thế mà chủ đầu tư thực hiện không phù hợp.  Thêm vào đó, đây là vùng đất yếu vì không có chân nên nguy cơ xảy ra chuồi đất hoặc sạt lở bất cứ lúc nào nên việc cần làm là xây kè bảo vệ chứ không phải chất tải thêm lên vùng đất này.

Còn ông Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TPHCM, nhận định: Theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng, rạch bị lấp chắc chắn nước sẽ tràn lên mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh, trong khi thời gian qua, khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh là “rốn ngập” của TP. “Điều cần làm là nạo vét để cải tạo khả năng thoát nước của rạch chứ không phải thấy bồi rồi lấp luôn.
 
Hiện nay, TP đang lên phương án xây dựng các hồ điều tiết để chứa nước, chống ngập với kinh phí khá lớn. Trong khi kênh, rạch… là những hồ điều tiết tự nhiên đã có sẵn thì chúng ta lại không bảo vệ để tận dụng. Tôi nghĩ đơn vị nào thẩm định cho dự án này lấp rạch cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu đường Nguyễn Hữu Cảnh ngày càng ngập nặng trong thời gian tới”- ông Sanh nói.
Trung tâm chống ngập không hay biết
Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM (gọi tắt là trung tâm), ngỡ ngàng khi nghe thông tin về việc san lấp rạch Tân Cảng. Theo ông Công, TP có chủ trương cấm bê tông hóa mặt nước, trả lại bề mặt tự nhiên cho các sông ngòi, kênh rạch; hiện nay, rất nhiều công trình xây dựng lấn chiếm mặt nước kênh rạch đều bị tháo dỡ.
 
Trung tâm cũng không ủng hộ việc san lấp kênh rạch rồi thay thế bằng các hệ thống cống hộp. Cũng theo ông Công, dù TP đã có chỉ đạo các dự án liên quan đến hệ thống thoát nước toàn TP đều phải có ý kiến của trung tâm nhưng trên thực tế chưa một sở, ngành nào phê duyệt dự án liên quan đến thoát nước hỏi qua ý kiến trung tâm, trường hợp rạch Tân Cảng là một ví dụ.
Bài và ảnh: THU SƯƠNG
Theo NLĐ online

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia