Vụ kiện tôm: Mới thắng một nửa

Đó là nhận định của TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), về phán quyết mới đây của WTO trong vụ Việt Nam kiện Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam


* Phóng viên: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa ra phán quyết cuối cùng về khiếu kiện của Việt Nam trong vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam vào nước này. theo đó, xem như chúng ta đã thắng kiện?
- TS Nguyễn Hữu Dũng: Thực ra, chúng ta mới giành được 50% thắng lợi. Bởi phán quyết của Ban Hội thẩm WTO căn cứ từ hai điểm sai của Mỹ. Thứ nhất, Mỹ áp dụng phương pháp quy về 0 (zeroing) để tính thuế chống bán phá giá là vi phạm quy định của WTO. Đây là khiếu kiện trọng tâm của Việt Nam vì việc sử dụng phương pháp này đã tạo ra biên độ phá giá lớn cho sản phẩm, làm mức thuế bị đội lên, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Thứ hai, WTO nêu rõ Mỹ sử dụng kết quả tính theo phương pháp quy về 0 để tính mức thuế suất chung trong các đợt rà soát lần 2 và lần 3 cũng trái với quy định của WTO.
Tuy nhiên, phán quyết của WTO chỉ khẳng định không xem xét lần rà soát thứ 4 và 5 cũng như xem xét đến cuối kỳ. Đây là một điểm không có lợi cho Việt Nam, vì như vậy sẽ không thay đổi được kết quả rà soát lần 4, 5 và đặc biệt là rà soát cuối kỳ. Vì thế, chúng tôi khẳng định mới thắng kiện được 50%. 
Tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ cạnh tranh mạnh hơn ở thị trường Mỹ khi không phải chịu thuế chống bán phá giá. Ảnh: BẢO TRÂN

* Vậy có cơ sở để Việt Nam thắng kiện hoàn toàn trong vụ này không, thưa ông?
- Việt Nam thắng kiện hoàn toàn ngay lúc này là khó nhưng chúng ta sẽ từng bước theo đuổi vụ kiện. Bước đầu, phía Mỹ chịu bỏ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính thuế chống bán phá giá là thắng lợi rất lớn, có tính mở đường cho các vụ kiện sau này. Việt Nam thắng kiện sẽ làm tăng mạnh khả năng cạnh tranh của tôm đông lạnh Việt Nam trên thị trường Mỹ do không phải đặt cọc tiền thuế chống bán phá giá; các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ thoát hoàn toàn khỏi thuế chống bán phá giá do 3 lần rà soát liên tục của phía Mỹ có kết quả 0%.
* Vụ thắng kiện này đem lại bài học gì cho các vụ kiện hàng Việt Nam bị ép chống bán phá giá của các nước khác?
- Đây là vụ đầu tiên Việt Nam sử dụng quyền là thành viên của WTO. Qua theo đuổi vụ kiện tôm, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học cụ thể từ việc nắm rõ quy định pháp lý quốc tế, thuê luật sư, tổ chức theo đuổi vụ kiện… Nhưng bài học lớn nhất được rút ra đối với các vụ khiếu kiện quốc tế là chúng ta cần có quyết tâm cao từ cấp Chính phủ đến các doanh nghiệp và người dân; kiên trì và phải biết người, biết ta.

Dễ vào thị trường Mỹ hơn
Theo VASEP, mức thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam được ấn định từ 4,13% - 25,76%. Mức thuế này thường cao hơn rất nhiều so với cách tính thông thường theo quy định của WTO, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
VASEP cho rằng chưa thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ tăng lên sau phán quyết thắng kiện này nhưng sẽ giúp các đơn vị nhập khẩu Mỹ mạnh dạn mua bán với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong thời gian tới.
Vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam và 11 nước khác được Mỹ khởi động từ năm 2003. Với lý do Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường (theo cam kết gia nhập WTO), Mỹ không chấp nhận các mức giá (giá thành sản xuất, giá bán tại thị trường nội địa) do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp mà sử dụng giá tham khảo tại một nền kinh tế thị trường có mức độ phát triển tương đương Việt Nam.
Thế Dũng thực hiện
Theo NLĐO

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia