Phía Nga tuyên bố: Hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.
Dưới đây là bài phân tích của Tiến sĩ Kirill Nourzhanov – Giảng viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Arabvà Hồi giáo, ĐH quốc gia Australia – về vấn đề này:
Tiến sĩ Kirill Nourzhanov. |
Ngày 17/6/2011, Nga và Pháp ký hợp đồng mua bán 2 tàu sân bay trực thăng đổ bộ lớp Mistral với trị giá lên tới 1,2 tỷ euro (tương đương 1,7 tỷ USD). Những chiếc tàu đầu tiên sẽ được giao vào năm 2014 và đợt hai là vào năm 2015.
Thương vụ này là kết quả của 3 năm đàm phán song nó đã gây ra nhiều tranh cãi, cả trong và ngoài nước Nga.
Ở trong nước, những lời chỉ trích tập trung vào mức chi phí cao đáng nghi ngờ. Một số nhà bình luận của cho rằng các dự án, vận động hành lang cá nhân của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ vì mục tiêu chính trị chứ không thực sự nhằm xây dựng hệ thống quốc phòng quốc gia.
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cũng chỉ trích Pháp, dù là một thành viên của NATO nhưng “đã phớt lờ mối nguy hiểm hiển hiện trước mắt, bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga có những bước đi thù địch đối với Mỹ, thậm chí là với các nước châu Âu”.
Chính phủ Georgia và Latvia cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.
Tuy nhiên một cách nhìn mới đây cho thấy các hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.
Nga đã bắt tay vào một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng nhằm mục đích 70% vũ khí và các trang thiết bị quân sự sẽ được hiện đại hóa vào năm 2020. Hải quân cũng không nằm ngoài kế hoạch này.
Trong 2 thập kỉ qua Nga chỉ mua 4 tàu mặt nước dựa trên những thiết kế từ thời Liên Xô. Trong 10 năm từ 2010 - 2020, quốc gia này sẽ nhận khoảng 50 tàu mới.
Hồi tháng 12/2009, Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố rằng đây sẽ là “một bước đột phá về chất lượng trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự”. Việc mua tàu Mistral chắc chắn sẽ tăng cường tiềm lực quân sự cốt lõi của Nga.
Mistral là một thiết kế của Pháp khá thông dụng. Nó kết hợp các tình năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại.
Dự kiến, tàu Mistral sẽ được lắp ráp tại Brest với khoảng 20 - 40% các bộ phận được sản xuất bởi các nhà thầu Nga. Cũng nằm trong nội dung thỏa thuận mua bán giữa Nga và Pháp lần này Moscow đã có giấy phép xây dựng 2 tàu nội địa tương tự trong tương lai.
Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga
Hai chiếc tàu Mistral đầu tiên sẽ được giao cho Hạm đội Thái Bình Dương – Hạm đội đang được phát triển thành lực lượng mạnh nhất của Hải quân Nga và cũng là bộ phận quan trọng của Bộ tư lệnh Chiến dịch Chiến lược Miền Đông thành lập năm 2010.
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga chịu trách nhiệm về vũ khí, trong những năm tới hệ thống thông tin chiến đấu SENIT-9 mới là nhu cầu cần thiết chứ không phải là khả năng chiến đấu.
Tàu Mistral sẽ hoạt động như một tàu dẫn dường cho các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời kiểm soát hoạt động của các tàu nổi, tàu ngầm, phòng thủ ven biển từ Vladivostok đến Chukotka.
Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra thông tin chi tiết về việc triển khai chiến thuật và nhiệm vụ cụ thể của các tàu Mistral. Không có gì bất ngờ khi những chiếc tàu này sẽ bảo vệ quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.
Năm 2010, ông Medvedev đến thăm quần đảo Nam Kuril và đã rất sửng sốt khi phát hiện ra lực lượng Nga tại khu vực này vẫn đang vận hành những thiết bị cũ kĩ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt quần đảo Kuril, tàu Mistral còn bảo vệ các cơ sở hạ tầng dầu khí, tuần tra các tuyến đường thương mại, phòng chống các hoạt động cướp biển và khủng bố, tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực biển tiềm ẩn nguy cơ núi lửa phun trào và sóng thần.
Nga sẽ không sử dụng Mistral để mở rộng tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi vùng Viễn Đông. Dấu hiệu của sự khôi phục hải quân Nga không phải là sự thách thức đối với Mỹ. Trong thực tế, Nga đã tạm ngưng vận hành các tàu tuần dương hạng nặng hay những “sát thủ tàu sân bay” chuyên biệt.
Triển khai tàu Mistral ở Thái Bình Dương còn nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Kể từ thời Gorbachev, Nga đã cẩn trọng tránh không nhắc tới Trung Quốc như một kẻ thù quân sự tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ hiếm hoi.
Năm 2009, Tham mưu trưởng Quân đội Nga khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đã nói: “Nếu chúng ta nói về phía Đông, ngay sau đó có thể là một đội quân hàng triệu người chiến đấu với những cách tiếp cận truyền thống ”.
Cuộc tập trận Vostok của Nga hồi tháng 6/2011 chính là một phản ứng cho những mối đe dọa từ phía Đông chưa được gọi tên đích xác. Đây là sự kiện quân sự lớn nhất của Nga kể từ năm 1991 đến nay.
Nga không thể cạnh tranh với Trung Quốc về lực lượng mặt đất thông thường. Nga sẽ dựa vào tiềm lực vũ khí hạt nhân và hải quân mạnh mẽ để đối phó với mối đe dọa tiềm năng Bắc Kinh ở vùng Siberia và vùng Viễn Đông. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Thương vụ này là kết quả của 3 năm đàm phán song nó đã gây ra nhiều tranh cãi, cả trong và ngoài nước Nga.
Ở trong nước, những lời chỉ trích tập trung vào mức chi phí cao đáng nghi ngờ. Một số nhà bình luận của cho rằng các dự án, vận động hành lang cá nhân của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ vì mục tiêu chính trị chứ không thực sự nhằm xây dựng hệ thống quốc phòng quốc gia.
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cũng chỉ trích Pháp, dù là một thành viên của NATO nhưng “đã phớt lờ mối nguy hiểm hiển hiện trước mắt, bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga có những bước đi thù địch đối với Mỹ, thậm chí là với các nước châu Âu”.
Chính phủ Georgia và Latvia cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.
Tuy nhiên một cách nhìn mới đây cho thấy các hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.
Nga đã bắt tay vào một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng nhằm mục đích 70% vũ khí và các trang thiết bị quân sự sẽ được hiện đại hóa vào năm 2020. Hải quân cũng không nằm ngoài kế hoạch này.
Trong 2 thập kỉ qua Nga chỉ mua 4 tàu mặt nước dựa trên những thiết kế từ thời Liên Xô. Trong 10 năm từ 2010 - 2020, quốc gia này sẽ nhận khoảng 50 tàu mới.
Hồi tháng 12/2009, Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố rằng đây sẽ là “một bước đột phá về chất lượng trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự”. Việc mua tàu Mistral chắc chắn sẽ tăng cường tiềm lực quân sự cốt lõi của Nga.
Mistral là một thiết kế của Pháp khá thông dụng. Nó kết hợp các tình năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại.
Dự kiến, tàu Mistral sẽ được lắp ráp tại Brest với khoảng 20 - 40% các bộ phận được sản xuất bởi các nhà thầu Nga. Cũng nằm trong nội dung thỏa thuận mua bán giữa Nga và Pháp lần này Moscow đã có giấy phép xây dựng 2 tàu nội địa tương tự trong tương lai.
Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga
Hai chiếc tàu Mistral đầu tiên sẽ được giao cho Hạm đội Thái Bình Dương – Hạm đội đang được phát triển thành lực lượng mạnh nhất của Hải quân Nga và cũng là bộ phận quan trọng của Bộ tư lệnh Chiến dịch Chiến lược Miền Đông thành lập năm 2010.
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga chịu trách nhiệm về vũ khí, trong những năm tới hệ thống thông tin chiến đấu SENIT-9 mới là nhu cầu cần thiết chứ không phải là khả năng chiến đấu.
Tàu Mistral sẽ hoạt động như một tàu dẫn dường cho các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời kiểm soát hoạt động của các tàu nổi, tàu ngầm, phòng thủ ven biển từ Vladivostok đến Chukotka.
Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra thông tin chi tiết về việc triển khai chiến thuật và nhiệm vụ cụ thể của các tàu Mistral. Không có gì bất ngờ khi những chiếc tàu này sẽ bảo vệ quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.
Năm 2010, ông Medvedev đến thăm quần đảo Nam Kuril và đã rất sửng sốt khi phát hiện ra lực lượng Nga tại khu vực này vẫn đang vận hành những thiết bị cũ kĩ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt quần đảo Kuril, tàu Mistral còn bảo vệ các cơ sở hạ tầng dầu khí, tuần tra các tuyến đường thương mại, phòng chống các hoạt động cướp biển và khủng bố, tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực biển tiềm ẩn nguy cơ núi lửa phun trào và sóng thần.
Nga sẽ không sử dụng Mistral để mở rộng tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi vùng Viễn Đông. Dấu hiệu của sự khôi phục hải quân Nga không phải là sự thách thức đối với Mỹ. Trong thực tế, Nga đã tạm ngưng vận hành các tàu tuần dương hạng nặng hay những “sát thủ tàu sân bay” chuyên biệt.
Triển khai tàu Mistral ở Thái Bình Dương còn nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Kể từ thời Gorbachev, Nga đã cẩn trọng tránh không nhắc tới Trung Quốc như một kẻ thù quân sự tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ hiếm hoi.
Năm 2009, Tham mưu trưởng Quân đội Nga khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đã nói: “Nếu chúng ta nói về phía Đông, ngay sau đó có thể là một đội quân hàng triệu người chiến đấu với những cách tiếp cận truyền thống ”.
Cuộc tập trận Vostok của Nga hồi tháng 6/2011 chính là một phản ứng cho những mối đe dọa từ phía Đông chưa được gọi tên đích xác. Đây là sự kiện quân sự lớn nhất của Nga kể từ năm 1991 đến nay.
Nga không thể cạnh tranh với Trung Quốc về lực lượng mặt đất thông thường. Nga sẽ dựa vào tiềm lực vũ khí hạt nhân và hải quân mạnh mẽ để đối phó với mối đe dọa tiềm năng Bắc Kinh ở vùng Siberia và vùng Viễn Đông. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
0 nhận xét