Đua nhau làm giàu từ... phân chồn

Người sành cà phê rất mê cà phê chồn. Nhiều nhà hàng có món đặc sản thịt chồn cũng nườm nượp thực khách. Chính vì vậy, người dân Tây Nguyên thời gian gần đây đã phất lên nhờ nuôi chồn hương, thứ mà người nông dân ví như “vàng sống”.
Anh Nguyễn Quốc Khánh, chủ trang trại nuôi chồn hương ở thôn 6 Krông Buk, huyện Krông Pắk, tỉnh Đăk Lăk được người dân Tây Nguyên xem là một điển hình trong lĩnh vực nuôi chồn hương.

Làm giàu từ… phân chồn

Vườn nhà anh Khánh lúc nào cũng có 300 - 400 con chồn hương. Say mê với chồn hương, Khánh đã bán nhà tại TP HCM, bán cả xe ô tô để có tiền đầu tư nuôi chồn hương. Khánh tâm sự, nuôi chồn hương không chỉ để thỏa cái “thú” mà còn đem lại nhiều lợi ích khi vừa là “cái máy sản xuất” ra cà phê vừa để bán chồn thương phẩm cho các nhà hàng. Hiện trong nhà anh đang có khoảng hơn 2 tạ cà phê chồn được giới sành uống cà phê mê tít bởi vị ngon, lạ đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Nuôi chồn hương một công mang lại hai lợi ích. Ảnh: Nguyễn Sơn.

Một điển hình khác là Hoàng Mạnh Cường, ở khối 8, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột. Anh Cường đang nuôi khoảng 50 con chồn hương chuyên “sản xuất” cà phê chồn. Với số chồn hương này, bình quân mỗi vụ anh thu hoạch khoảng 1,5 tạ cà phê.

Cách làm cà phê chồn là chọn những trái cà phê chín đỏ, đem về rửa sạch rồi chọn những con chồn hương khỏe, tiêu hóa tốt để cho ăn cà phê, sau đó chúng… thải ra lại hạt cà phê có chất lượng tốt. Hạt cà phê này được xử lý sạch, phơi khô, cất giữ vài năm vẫn không mất đi hương vị độc đáo của nó.

Theo tính toán của anh Khánh, nếu cà phê nhân thông thường khoảng 25.000 đồng một kg thì cà phê chồn từ 1 - 2 triệu đồng. Mỗi con chồn hương ăn trái chín sau một ngày chỉ thải ra khoảng 100 gr nhân, suốt vụ, mỗi con có thể cho 5 – 6 kg cà phê chồn. Với giá bán khoảng 2 triệu đồng một kg, một con chồn mang về cho người nuôi khoảng 12 triệu đồng mỗi vụ.

Trên thế giới có một số nước sản xuất cà phê chồn như Indonesia, Philippines, Ethiopa… nhưng với số lượng rất hạn chế và giá thành rất đắt (khoảng 1.300 USD một kg). Còn riêng tại Buôn Mê Thuật, giá một ly cà phê chồn cũng tới… 200.000 đồng.

Một công nuôi, hai giá trị

Do cà phê chỉ có mùa, nên sau khi kết thúc vụ cà phê, thời gian còn lại, nhiều trang trại chuyển qua sản xuất chồn thương phẩm. Vì thế, nuôi chồn hương đã nhân đôi giá trị, được coi là “vàng sống” của xứ cà phê.

Anh Quốc, nông dân huyện Krông Pắk, một người gắn bó nhiều năm với nghề nuôi chồn hương, cho biết chồn hương sinh sản mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con. Đây là loại động vật dễ nuôi, nuôi trong chuồng hay thả hoang đều được, vì chúng ít mắc bệnh. Thức ăn của chúng là chuột và các loại hoa quả. Thịt chồn hương thơm, bổ, được nhiều người ưa chuộng. Với những con chồn hương không thể dùng “sản xuất” cà phê thì đã được các nhà hàng đặc sản bao tiêu.

Tại TP HCM, nhiều nhà hàng đã nhanh chân kinh doanh đặc sản thịt chồn hương và khá thành công. Bà Phạm Nguyệt Nga, chủ chuỗi nhà hàng Quán Nga 1 và Quán Nga 2 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM, cho biết, mỗi ngày, chuỗi nhà hàng của bà tiêu thụ hàng tạ thịt chồn hương. Để có nguồn cung ổn định và nhằm tránh nạn săn bắt chồn hương tự nhiên, bà đã liên kết với anh Khánh đầu tư 2 tỷ đồng để mở trang trại nuôi chồn hương tại Đăk Lăk. Hiện bà đang nuôi khoảng 2.000 con chồn hương.

Do dễ nuôi, dễ bán nên hiện nay, nhiều nông dân, doanh nghiệp ở Đăk Nông, Đăk Lăk và ngay cả Lâm Đồng, Đồng Nai, Củ Chi (TP HCM) cùng triển khai những trang trại nuôi chồn hương quy mô lớn. Được biết, giá chồn hương giống khoảng 10 triệu đồng mỗi cặp và chồn hương thương phẩm khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng một kg.

Theo y học, thịt chồn hương cũng như da và xương của loài này được dùng như một vị thuốc. Đặc biệt, nếu thức ăn của chồn hương là cà phê thì thịt của nó có vị ngọt và thơm ngon hơn hẳn. Chồn hương đực có tuyến xạ hương là dược liệu quý, vị cay, tính ấm, có tác dụng chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Ở nhiều nước trên thế giới, xạ hương của chồn hương được dùng trong công nghệ chế biến nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm...
Chí Dân
Theo Đất Việt

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia