Từ nhầm lẫn đến mạo danh

NS Trịnh Công Sơn (ảnh minh họa: Internet)
Vừa qua, dư luận xôn xao trước sự kiện đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tại tỉnh Khánh Hòa đã nhầm lẫn hai câu thơ của nhà thơ gốc Lebanon Kahlil Gibran thành hai câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sai sót, những người ra đề thi viện dẫn một số sách tham khảo cũng nhầm lẫn như thế khiến người ra đề dựa vào đó nên sai theo. Khác với các thể loại nghệ thuật khác như sân khấu, âm nhạc, điện ảnh… thường rõ ràng về nhân thân tác giả, hiếm có trường hợp trùng hợp trừ các vụ vi phạm bản quyền.
Bên lĩnh vực thơ văn, sự nhầm lẫn tác phẩm của tác giả này sang tác giả khác nằm ngoài mong muốn của tác giả cũng như người bị gán ghép, giống như trường hợp Trịnh Công Sơn kể trên là khá phổ biến.
Điển hình như nếu bạn đọc lên mạng Google, gõ tìm kiếm tên nhà văn, nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh với bài thơ “Ở một nơi núi thò chân xuống biển”, sẽ nhận được khoảng hơn 300 kết quả. Trong khi đó, nếu đổi thành tên nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, lượng kết quả lên đến hơn 6.000, thậm chí nhiều trang web văn học uy tín cũng khẳng định tác giả bài thơ này là nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Nhưng thật ra bài thơ ấy vốn là của nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh in trong tập Đầu xuân ra sông giặt áo (NXB Văn nghệ TPHCM năm 1986). Nếu một giáo viên viết sách tham khảo nào đấy muốn đưa bài thơ này vào sách thì khả năng nhầm lẫn giữa hai tác giả là rất lớn.
Là một tác giả có nhiều tác phẩm, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là một trong những nhà văn bị hiện tượng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khá nhiều. Như trường hợp truyện dài Bí mật của Tóc Tiên và Bờ vai nghiêng nắng rất nhiều người, nhiều diễn đàn văn học, thư viện online đều nhầm là một sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, trong khi trên thực tế tác phẩm đầu là sáng tác của nhà văn Bùi Chí Vinh, còn tác phẩm thứ hai là của nhà văn Từ Kế Tường.
Lại có trường hợp “vô tình” khác dễ gây hiểu lầm như cuốn truyện vừa Người trông đồng của nhà văn Nguyễn Nhật Anh do NXB Đà Nẵng ấn hành. Bản thân tên tác giả đã gần giống với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lại sử dụng font chữ ghi tên tác giả trên bìa 1 giống y như kiểu font chữ trên bìa các sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nên rất nhiều bạn đọc đã nhầm lẫn.
Điển hình như trên trang web bán sách trực tuyến Vinabook.com có ghi lại nhật ký mua sách thì hầu hết những khách hàng mua sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đồng thời mua cuốn Người trông đồng! Nhiều bạn đọc sau khi biết mình mua lầm đã mang đến tặng lại cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh để “làm kỷ niệm”.
Gần đây, việc mạo danh còn bắt đầu xuất hiện ngay trong lĩnh vực báo chí. Một nhà báo cũng khá có tên tuổi trong làng báo TP với các bài viết chính luận liên quan đến văn hóa, một ngày nọ bỗng sửng sốt khi bạn bè chọc ghẹo vì các bài viết liên quan đến chuyện “lộ hàng”, “khoe của”… của các người mẫu.
Tìm hiểu mới biết thì ra có một cây bút mới vào nghề, lấy luôn bút danh nhà báo này để gây ấn tượng. Trong nghề báo, có nhiều nhà báo lấy tên thật làm bút danh, tên có thể trùng tên và vì lòng tự trọng, người viết báo đi sau thường chọn một bút danh khác để bạn đọc khỏi hiểu lầm mình là người khác, nhất là khi cùng viết chung một lĩnh vực.
Xuân Thân
SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia