Trung Quốc đã đặt bút ký hợp đồng mua thêm 123 động cơ AL-31FN từ Nga, điều đó cho thấy bài toán động cơ nội địa vẫn chưa có đáp án
Theo hợp đồng được ký kết, 13 động cơ đầu tiên sẽ được giao hàng trong năm 2011, số còn lại sẽ được hoàn thành trong năm 2013, tổng giá trị hợp đồng là 500 triệu USD.
Sau khi sao chép thành công tiêm kích Su-27 của Nga thành J-11B, Trung Quốc đang nỗ lực để sao chép động cơ AL-31 của Nga thành một loại động cơ bản địa. Tuy nhiên, công việc sao chép và sản xuất một mẫu động cơ phản lực nội địa đang gặp rất nhiều khó khăn.
Các mẫu động cơ nội địa như WS-10, WS-10A và gần đây nhất là WS-10G không đạt được các tiêu chí về lực đẩy, độ an toàn, độ bền giữa hai lần bảo dưỡng như đông cơ của Nga.
Một số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10 và cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.
Sau khi sao chép thành công tiêm kích Su-27 của Nga thành J-11B, Trung Quốc đang nỗ lực để sao chép động cơ AL-31 của Nga thành một loại động cơ bản địa. Tuy nhiên, công việc sao chép và sản xuất một mẫu động cơ phản lực nội địa đang gặp rất nhiều khó khăn.
Các mẫu động cơ nội địa như WS-10, WS-10A và gần đây nhất là WS-10G không đạt được các tiêu chí về lực đẩy, độ an toàn, độ bền giữa hai lần bảo dưỡng như đông cơ của Nga.
Một số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10 và cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.
Mẫu động cơ WS-10A do Trung Quốc sản xuất chưa đủ khả năng để thay thế động cơ nhập khẩu từ Nga. |
Sự kém chất lượng của các mẫu động cơ phản lực nội địa bắt nguồn từ công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại các nhà máy Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cần thiết dành cho việc sản xuất động cơ phản lực.
Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất. Dù đã cố gắng rất nhiều, song Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.
Trước đó, theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, “Bắc Kinh sẽ đạt được sự đột phá trong công nghệ động cơ phản lực vào khoảng 2-3 năm tới”.
Tuy nhiên, nhìn vào hợp đồng mua số lượng lớn động cơ phản lực từ Nga cho thấy, sự đột phá về công nghệ động cơ phản lực nội địa vẫn còn ở phía trước các nỗ lực của Trung Quốc.
Nếu có Trung Quốc chỉ mới dừng lại ở mức độ nắm bắt công nghệ, việc sản xuất hàng loạt vẫn là một bài toán nan giải “Trung Quốc đang tiến rất gần tới việc sở hữu công nghệ của động cơ F100. Tuy nhiên, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng hiện tại rất khó để sản xuất đủ số lượng động cơ cần thiết với chất lượng cao nhất”, đó là một nhận định của chuyên gia Gabe Collins.
Hiện tại NPO Saturn là nhà cung cấp đông cơ phản lực lớn nhất cho Trung Quốc, việc sản xuất các tiêm kích J-10 hay J-11B đều phải phục thuộc vào nguồn cung động cơ từ Nga.
Trước đó, vào năm 2003 phía Trung Quốc đã ký một hợp đồng mua 54 động cơ AL-31FN. Hợp đồng tiếp theo vào năm 2007, cung cấp 100 động cơ AL-31FN, hợp đồng năm 2009 cung cấp 122 động cơ. Đến hợp đồng lần này con số lên đến 123 động cơ. Tổng cộng từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua đến 399 động cơ AL-31FN từ Nga, tổng giá trị lên đến 1,62 tỷ USD.
Số lượng lớn động cơ mua từ Nga được lắp đặt trên các tiêm kích J-10, J-11B của Trung Quốc, 2 loại tiêm kích trang bị động cơ của Nga trở thành lực lượng nòng cốt trong không quân Trung Quốc.
Các mẫu động cơ nội địa vẫn dừng lại ở mức độ lắp đặt thử nghiệm, việc sản xuất hàng loạt để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung động cơ từ Nga vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất. Dù đã cố gắng rất nhiều, song Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.
Trước đó, theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, “Bắc Kinh sẽ đạt được sự đột phá trong công nghệ động cơ phản lực vào khoảng 2-3 năm tới”.
Tuy nhiên, nhìn vào hợp đồng mua số lượng lớn động cơ phản lực từ Nga cho thấy, sự đột phá về công nghệ động cơ phản lực nội địa vẫn còn ở phía trước các nỗ lực của Trung Quốc.
Nếu có Trung Quốc chỉ mới dừng lại ở mức độ nắm bắt công nghệ, việc sản xuất hàng loạt vẫn là một bài toán nan giải “Trung Quốc đang tiến rất gần tới việc sở hữu công nghệ của động cơ F100. Tuy nhiên, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng hiện tại rất khó để sản xuất đủ số lượng động cơ cần thiết với chất lượng cao nhất”, đó là một nhận định của chuyên gia Gabe Collins.
Hiện tại NPO Saturn là nhà cung cấp đông cơ phản lực lớn nhất cho Trung Quốc, việc sản xuất các tiêm kích J-10 hay J-11B đều phải phục thuộc vào nguồn cung động cơ từ Nga.
Trước đó, vào năm 2003 phía Trung Quốc đã ký một hợp đồng mua 54 động cơ AL-31FN. Hợp đồng tiếp theo vào năm 2007, cung cấp 100 động cơ AL-31FN, hợp đồng năm 2009 cung cấp 122 động cơ. Đến hợp đồng lần này con số lên đến 123 động cơ. Tổng cộng từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua đến 399 động cơ AL-31FN từ Nga, tổng giá trị lên đến 1,62 tỷ USD.
Số lượng lớn động cơ mua từ Nga được lắp đặt trên các tiêm kích J-10, J-11B của Trung Quốc, 2 loại tiêm kích trang bị động cơ của Nga trở thành lực lượng nòng cốt trong không quân Trung Quốc.
Các mẫu động cơ nội địa vẫn dừng lại ở mức độ lắp đặt thử nghiệm, việc sản xuất hàng loạt để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung động cơ từ Nga vẫn là bài toán chưa có lời giải.
0 nhận xét