Để trả đũa Mỹ về việc cắt giảm viện trợ quân sự và nhiều vấn đề nhạy cảm khác trong quan hệ giữa hai nước, Pakistan ngày càng gần gũi với Trung Quốc hơn.
Ngày 11/7/2011, theo lời một quan chức cấp cao Pakistan, mối quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ giữa Pakistan và Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua sẽ cho phép Pakistan lấp đi khoảng trống do việc cắt giảm viện trợ quân sự từ Mỹ.
Phát biểu trên được đưa ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm 800 triệu USD viện trợ và trang thiết bị quân sự, chiếm hơn 1/3 trong số 2 tỷ USD hỗ trợ an ninh hàng năm mà Mỹ dành cho nước này.
Mục đích của việc cắt giảm viện trợ nhằm trừng phạt Pakistan sau khi nước này trục xuất hơn 200 chuyên gia quân sự Mỹ trong vài tuần gần đây. Tuy nhiên, Mỹ cam kết sẽ nối lại viện trợ nếu Pakistan tích cực hơn trong hoạt động chống lại các nhóm khủng bố.
Trước đó, chiến dịch bí mật tiêu diệt Osama bin Laden đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương 2 nước. Có vẻ, Pakistan vẫn còn cảm thấy "đau" do Mỹ đơn phương thực hiện cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố ngay trên đất nước mình mà không hề được thông báo.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho Pakistan khiến nước này bị cô lập, bởi trước đó Mỹ và Pakistan là những đồng minh thân cận. Ngay lập tức Pakistan tìm đến Trung Quốc.
Phát biểu trên được đưa ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm 800 triệu USD viện trợ và trang thiết bị quân sự, chiếm hơn 1/3 trong số 2 tỷ USD hỗ trợ an ninh hàng năm mà Mỹ dành cho nước này.
Mục đích của việc cắt giảm viện trợ nhằm trừng phạt Pakistan sau khi nước này trục xuất hơn 200 chuyên gia quân sự Mỹ trong vài tuần gần đây. Tuy nhiên, Mỹ cam kết sẽ nối lại viện trợ nếu Pakistan tích cực hơn trong hoạt động chống lại các nhóm khủng bố.
Trước đó, chiến dịch bí mật tiêu diệt Osama bin Laden đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương 2 nước. Có vẻ, Pakistan vẫn còn cảm thấy "đau" do Mỹ đơn phương thực hiện cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố ngay trên đất nước mình mà không hề được thông báo.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho Pakistan khiến nước này bị cô lập, bởi trước đó Mỹ và Pakistan là những đồng minh thân cận. Ngay lập tức Pakistan tìm đến Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc Luo Zhaohui tại Pakistan trong buổi lễ ra mắt máy bay JF-17 tại Khu liên hợp hàng không Pakistan. |
Theo các chuyên gia phân tích, khi mối quan hệ quan hệ với Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng, các quan chức Pakistan lại hướng về Trung Quốc với tư cách là đồng minh và họ cho rằng ít nhất Trung Quốc có khả năng bù đắp cho mối quan hệ đang xấu đi với Mỹ.
Trong thời gian gần đây, vai trò của Trung Quốc tại Pakistan ngày càng tăng, nước này đã hướng đến Trung Quốc như một nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính.
Cụ thể, ngày từ ngày 17-20/5/2011 Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani đã có chuyến thăm Trung Quốc, một động thái trên được xem như bóng đen bao trùm lên quan hệ giữa Mỹ với Pakistan.
Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Trung Quốc và Pakistan đã cam kết tăng cường “sức sống mới cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Trung Quốc và Pakistan.
Trong thời gian gần đây, vai trò của Trung Quốc tại Pakistan ngày càng tăng, nước này đã hướng đến Trung Quốc như một nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính.
Cụ thể, ngày từ ngày 17-20/5/2011 Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani đã có chuyến thăm Trung Quốc, một động thái trên được xem như bóng đen bao trùm lên quan hệ giữa Mỹ với Pakistan.
Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Trung Quốc và Pakistan đã cam kết tăng cường “sức sống mới cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Trung Quốc và Pakistan.
Đúng vào thời điểm nhạy cảm này, phía Trung Quốc tuyên bố, sẵn sàng phối hợp với Pakistan, phát huy cao độ vai trò cơ chế của các cuộc gặp thường niên giữa lãnh đạo chính phủ hai nước cũng như các cuộc tham vấn ngoại giao giữa hai nước để thúc đẩy thông tin liên lạc và hợp tác, bảo vệ lợi ích chung Trung Quốc – Pakistan như là những đối tác chiến lược ở mọi điều kiện. Đặc biệt, nhấn mạnh, dù tình hình quốc tế có những biến đổi, “Trung Quốc và Pakistan sẽ luôn là láng giềng tốt, bạn bè, đối tác và là anh em”.
Ngoài ra, lãnh đạo Trung Quốc và Pakistan còn cam kết cùng nhau sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 Thunder.
Bên cạnh đó, đầu năm 2011, chính quyền Pakistan đã chấp thuận đề xuất của Hải quân Pakistan bắt đầu đàm phán với Trung Quốc mua thêm 6 tàu ngầm mới và máy bay J-10 của Trung Quốc.
Ngoài ra, lãnh đạo Trung Quốc và Pakistan còn cam kết cùng nhau sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 Thunder.
Bên cạnh đó, đầu năm 2011, chính quyền Pakistan đã chấp thuận đề xuất của Hải quân Pakistan bắt đầu đàm phán với Trung Quốc mua thêm 6 tàu ngầm mới và máy bay J-10 của Trung Quốc.
Trước thái độ nhiệt tình của Trung Quốc, ngày 22/5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar cho biết, Pakistan đã đồng ý cho Trung Quốc kiểm soát hoạt động tại cảng Gwadar của Pakistan.
Cảng Gwadar là cảng biển thứ ba của Pakistan nằm ở tỉnh Balochistan bên bờ biển Arab. Bên cạnh đó, Pakistan còn mong muốn Trung Quốc tiến hành xây dựng một căn cứ hải quân trên lãnh thổ Pakistan.
Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng cảng Gwadar như là một căn cứ hải quân để phục vụ các hoạt động tại vùng biển Ấn Độ Dương, biển Arab và các vùng xa hơn.
Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao phương Tây lại nhận định, mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Pakistan và việc Pakistan tìm đến Trung Quốc sẽ chỉ bất lợi cho Pakistan, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ giúp không Pakistan mà không được hưởng lợi gì.
Mỹ có lịch sử lâu dài trong việc hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Pakistan. Ít nhất cho đến nay. Mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn với Mỹ có thể sẽ đẩy Pakistan vào thế bị cô lập. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội rạn nứt quan hệ Mỹ – Pakistan để tăng cường ảnh hưởng ở Pakistan.
Cảng Gwadar là cảng biển thứ ba của Pakistan nằm ở tỉnh Balochistan bên bờ biển Arab. Bên cạnh đó, Pakistan còn mong muốn Trung Quốc tiến hành xây dựng một căn cứ hải quân trên lãnh thổ Pakistan.
Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng cảng Gwadar như là một căn cứ hải quân để phục vụ các hoạt động tại vùng biển Ấn Độ Dương, biển Arab và các vùng xa hơn.
Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao phương Tây lại nhận định, mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Pakistan và việc Pakistan tìm đến Trung Quốc sẽ chỉ bất lợi cho Pakistan, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ giúp không Pakistan mà không được hưởng lợi gì.
Mỹ có lịch sử lâu dài trong việc hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Pakistan. Ít nhất cho đến nay. Mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn với Mỹ có thể sẽ đẩy Pakistan vào thế bị cô lập. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội rạn nứt quan hệ Mỹ – Pakistan để tăng cường ảnh hưởng ở Pakistan.
0 nhận xét