Theo Hiệu trưởng ĐH Kinh tế và quản lý Thanh Hoa Qian Yingyi, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới trong khoảng một đến hai thập kỷ tới, song nếu tính theo sức mua tương đương, không cần đến 10 năm nữa, Bắc Kinh chắc chắn trở thành bá chủ kinh tế toàn cầu.
“Nếu cách biệt về tốc độ tăng trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ duy trì ở mức ít nhất là 5% và đồng nhân dân tệ tăng giá trung bình ít nhất 2%/năm so với USD thì Bắc Kinh sẽ vượt Washington trong vòng chưa đầy 16 năm tới hoặc có thể trước năm 2025.
Theo ông Qian, kinh tế Trung Quốc có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tiết kiệm cao, thị trường lao động đầy tiềm năng và các chính sách mở cửa hợp lý.
Năm 2010, Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Trong suốt 32 năm qua, Bắc Kinh duy trì được mức tăng trưởng khoảng 9%. Tuy nhiên, năm 2009, trong khi GDP của Trung Quốc là 4.900 tỷ USD thì của Mỹ đạt tới 14.000 tỷ USD. |
Chuyên gia Trung Quốc lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Ảnh minh họa. |
Nhận định của ông Qian được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm và chỉ số quản lý sức mua (PMI) giảm liên tục trong ba tháng. Mới đây nhất, chỉ số PMI giảm xuống 51% trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Tuy nhiên, Zhang Tiegang, Giáo sư tại ĐH Tài chính và kinh tế Trung ương cho rằng, chỉ số PMI tụt giảm chỉ là tạm thời và không đáng lo ngại. Chỉ số PMI thấp hơn những tháng trước cho thấy nỗ lực siết chặt kinh tế vĩ mô đang phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, Zhang Tiegang, Giáo sư tại ĐH Tài chính và kinh tế Trung ương cho rằng, chỉ số PMI tụt giảm chỉ là tạm thời và không đáng lo ngại. Chỉ số PMI thấp hơn những tháng trước cho thấy nỗ lực siết chặt kinh tế vĩ mô đang phát huy tác dụng.
Theo ông Zhang, sự sụt giảm này không phải vấn đề quá lớn bởi kinh tế Trung Quốc khá ổn định trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Hơn nữa, chỉ số này thực sự không phải giảm mà là đang bắt đầu đi vào quỹ đạo ổn định chứ không giao động mạnh như trước nữa. Ngoài ra, chỉ số 51% vẫn là ở ngưỡng cho phép và không thể đe dọa gì đối với tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Zhang tin rằng, chỉ số PMI tụt giảm nhẹ có thể giúp giảm áp lực lạm phát, theo đó, ngân hàng Trung ương sẽ áp dụng những chính sách nới lỏng hơn và tỷ lệ lãi suất sẽ ở mức tương đối ổn định, khiến cho các chu kỳ thương mại trở nên đáng tin cậy hơn.
Giáo sư nhận định, sự sụt giảm nhẹ trong tốc độ tăng trưởng là kết quả của chính sách điều chỉnh tích cực của Chính phủ Trung Quốc. Dù có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và phá sản nhưng sự điều chỉnh này thực sự hữu ích bởi nó có thể ngăn chặn tình trạng tăng trưởng quas nóng và chặn đứng lạm phát. Ngoài ra, nó có thể giúp cơ cấu lại nền kinh tế, để sau đó tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Chia sẻ quan điểm với giáo sư Zhang Tiegang, nhà phân tích kinh tế Zhang Liqun khẳng định, tình trạng giảm tốc sẽ không kéo dài và sự sụt giảm cũng sẽ không lớn. Theo ông, sau sự tụt giảm này, kinh tế sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn.
0 nhận xét