Trung Quốc quá tải vay nợ xây dựng

Không nghi ngờ gì về sự cần thiết xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải nếu Trung Quốc muốn đáp ứng mục tiêu biến đại đa số người dân trở thành cư dân thành thị. Vấn đề là liệu họ có khả năng giữ tốc độ xây dựng như hiện nay và các dự án khác có mang lại kết quả về phát triển kinh tế như mục tiêu đề ra?
Thành phố New York phải đợi bảy năm để hoàn thành đường tàu điện ngầm Đại Lộ Thứ Hai dài hai dặm (khoảng 3.2 km), trong khi cũng trong bảy năm đó, thành phố 9 triệu dân Vũ Hán dự định sẽ hoàn thiện toàn bộ một hệ thống tàu điện ngầm mới dài gần 140 dặm (khoảng 230 km).

Và Tàu điện ngầm Vũ Hán chỉ là một phần trong kế hoạch tổng thể với chi phí 120 tỷ USD của thành phố này, bao gồm hai trạm trung chuyển sân bay mới, một khu tài chính mới, một khu văn hóa và một tòa tháp văn phòng với độ cao gấp rưỡi tòa nhà Empire State.

"Ông Đào quanh thành phố"

Tốc độ xây dựng điên cuồng đã khiến Vũ Hán luôn ngập chìm trong bụi, dù các đoàn xe tải vẫn liên tục phun nước trên các con đường. Có lẽ vì thế mà ngài thư ký Đảng cộng sản mới được thăng chức từ chức thị trưởng thành phố được người dân gọi là "Ông Đào quanh thành phố".

Các kế hoạch cho thành phố Vũ Hán có vẻ ngông cuồng nhưng lại không phải là một điều bất thường. Hàng chục thành phố khác của Trung Quốc cũng đang chạy đua để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém và đầy tham vọng, bởi các dự án này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế kỳ diệu của đất nước.

Trong những năm qua, nỗ lực của các thành phố đã giúp chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và bất động sản vượt qua ngoại thương để trở thành nhân tố có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của Trung Quốc. Hay nói cách khác, tàu điện ngầm và các tòa nhà chọc trời đang dần thay thế xuất khẩu đồ nội thất và iPhones để trở thành biểu tượng sức mạnh của quốc gia này.

Nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ kinh tế dài hạn của Trung Quốc có thể bị làm suy yếu do sự say mê xây dựng quá mức, trong đó nguồn tài chính cấp cho các dự án xây dựng này đến từ các khoản vay lớn của chính quyền địa phương và các thủ thuật kế toán khôn ngoan che giấu quy mô thực sự của các khoản nợ. Tuần trước kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo những nguy hiểm có thể đến từ các khoản vay của chính quyền địa phương.

Do các dự án tại các thành phố diễn ra trên khắp Trung Quốc nên đầu tư vào tài sản cố định hiện đã chiếm gần 70% GDP của nước này. Đây là con số mà không một quốc gia lớn nào từng đạt đến trong thời hiện đại. Thậm chí Nhật Bản trong giai đoạn xây dựng đỉnh điểm cũng chỉ đạt 35%.
Tỷ lệ này của Trung Quốc giải thích nguyên nhân sự gia tăng đời sống vật chất chóng mặt của họ, nhưng đồng thời cũng báo hiệu sự phụ thuộc nguy hiểm vào chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của chính phủ.

Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc trong những năm qua là do các chính quyền thành phố thường được hỗ trợ từ phía chính phủ. Do vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc lộn xộn hơn rất nhiều và nền kinh tế của họ dường như cũng dễ bị tổn thương hơn so với các quốc gia khác.

Nợ nần chồng chất để đầu tư xây dựng


Trong trường hợp của thành phố Vũ Hán, xem xét tình hình tài chính cho thấy thành phố này đã vay hàng chục tỷ USD từ các ngân hàng nhà nước. Nhưng các khoản vay hiếm khi đi trực tiếp vào chính quyền địa phương mà được thực hiện bởi các tập đoàn đầu tư do thành phố thiết lập - các doanh nghiệp mà công nợ không được thể hiện trong bảng cân đối tài chính chính thức của Vũ Hán.
Một lô đất trống ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi các nhà phát triển lên kế hoạch xây dựng một tòa tháp cao hơn tòa nhà Empire State của New York
Không những thế, thế chấp cho nhiều khoản vay là diện tích đất của địa phương được định giá cao ngất ngưởng và có thể sụp đổ nếu bong bóng bất động sản của Trung Quốc bị vỡ. Giá đất ở đây đã tăng gấp ba lần trong một thập kỷ qua.

Hàng chục thành phố khác cũng đang đi theo kịch bản rủi ro tương tự: thiết lập các công ty để vay nợ đầu tư vào các dự án triển lãm, các hệ thống tàu điện ngầm mới, tàu cao tốc và các tổ hợp văn phòng chính phủ hoang phí, bất chấp các nỗ lực kiểm soát của chính phủ.

Để hạn chế công nợ của các thành phố, từ lâu Bắc Kinh đã nghiêm cấm các thành phố phát hành trái phiếu để cấp vốn cho các dự án của chính phủ như cách người Mỹ đã làm. Gần đây, chính quyền trung ương cũng áp đạt hạn chế chặt chẽ hơn đối với các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các công ty đầu tư ngoài sổ sách, các thành phố gần như đều lách luật.

Zhang Dong- nhà cố vấn cho chính quyền thành phố và cũng là giảng viên dạy tài chính tại trường ĐH Kinh tế và Luật ở Vũ Hán, ước tính khoảng gần 5% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của thành phố đến từ ngân sách chung của Vũ Hán, và "gần như chi tiêu này đến từ các khoản cấp vốn ngoài sổ sách".

Gần đây ngân hàng đầu tư UBS có đưa ra một báo cáo dự đoán các công ty đầu tư của chính quyền địa phương có thể gây ra các khoản nợ xấu lên đến 460 tỷ USD trong một vài năm tới. Vậy nhưng nhiều nhà phân tích lại thấy không có lý do gì phải hoảng sợ - sẽ không có mối đe dọa khủng hoảng ngân hàng làm sụp đổ nền kinh tế trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là do Bắc Kinh có dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD từ quỹ chiến tranh (hầu hết được đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ), và thực tế là các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cũng đang nắm một khoản tiết kiệm lớn của 1,3 tỷ dân.

Theo các nhà phân tích, vấn đề thực sự là công nợ của chính quyền thành phố đã bắt đầu phủ bóng lớn xuống bức tranh tăng trưởng của đất nước. Thay vì đầu tư để tăng trưởng, Trung Quốc phải bắt đầu chi tiền để bảo vệ các ngân hàng trước các khoản nợ xấu, các chuyên gia dự báo khả năng Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ rơi vào giai đoạn đình trệ kéo dài như ở Nhật Bản.

Mối nguy suy thoái

Box: Giáo sư Kenneth S. Rogoff, ĐH Harvard và là đồng tác giả cuốn "Thời đại khác biệt: tám thế kỷ đầu tư tài chính phung phí" đã nghiên cứu về sựu bùng nổ của Trung Quốc. Ông dự đoán rằng, trong vòng một thập kỷ, bong bóng nhà đất và công nợ cao ngất ngưởng ở quốc gia này sẽ gây ra suy thoái ở khu vực châu Á và kiềm chế sự phát triển ở phần còn lại của thế giới.

Theo ước tính của Bắc Kinh, năm ngoái tổng nợ của chính quyền địa phương đã lên tới 2.200 tỷ USD- một con số đáng kinh ngạc, bằng 1/3 GDP của cả nước. Làn sóng nợ này có thể trở thành một trách nhiệm lớn đối với chính quyền trung ương vốn cũng đang ngồi trên đống nợ 2.000 tỷ USD. Nhưng có ý kiến cho rằng ước tính nợ của các thành phố còn quá thấp so với thực tế, và con số này có thể lên đến gần 3.000 tỷ USD.
Các dự án xây dựng vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Các quan chức thành phố cho biết, có khoảng 5.700 dự án xây dựng đang tiến hành ở Vũ Hán. Tại một số vùng lân cận, công nhân đang dỡ bỏ nhà cũ để lấy chỗ cho các khu mua sắm, khu phức hợp chung cư cao tầng và đường cao tốc mới.

Chứng kiến Bắc Kinh, Thượng Hải và các đô thị lớn ven biển khác phát triển mạnh các dự án cơ sở hạ tầng, các thành phố với hàng ngàn dặm ở sâu trong nội địa như Vũ Hán đang cố gắng làm một điều tương tự. Vũ Hán muốn trở thành một trung tâm sản xuất và giao thông vận tải của khu trung tâm - một Chicago của Trung Quốc.

Tuy nhiên đó là giấc mơ được xây nên từ đống nợ nần. Năm nay, chủ yếu dựa vào các khoản vay ngân hàng, Vũ Hán có kế hoạch chi khoảng 22 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng, gấp năm lần thu nhập thuế của thành phố này trong năm ngoái.

Mục đích mới của thành phố là xây dựng được Khu kinh doanh trung tâm Wangjiadun với các tòa tháp và căn hộ cao cấp cho 200.000 cư dân. Quá trình lập kế hoạch bắt đầu từ năm 1999, khi thành phố quyết định di dời căn cứ không quân. Sau khi hết tiền mặt chi cho dự án, năm 2002 họ đã tìm đến tập đoàn Oceanwide giàu tiềm lực ở Bắc Kinh. Oceanwide đồng ý đầu tư 275 triệu USD và thanh toán một số khoản chi cho cơ sở hạ tầng để đổi lấy một lô đất sinh lời nhất của thành phố.

Kể từ đó, thành phố này đã bán các lô đất lớn mà trước đây là căn cứ không quân cho các nhà phát triển, trong khi dành riêng các lô đất khác để bán trong tương lai để chi trả cho khu kinh doanh mới.

Không nghi ngờ gì về sự cần thiết xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải nếu Trung Quốc muốn đáp ứng mục tiêu biến đại đa số người dân trở thành cư dân thành thị. Vấn đề là liệu họ có khả năng giữ tốc độ xây dựng như hiện nay và các dự án khác có mang lại kết quả về phát triển kinh tế như mục tiêu đề ra của các dự án này.

Bắc Kinh đã gia tăng sự bùng nổ xây dựng thành phố vào đầu năm 2009 khi thúc giục các chính quyền địa phương phải có tư tưởng vĩ mô và công bố gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với suy thoái toàn cầu. Điều này đã giải phóng làn sóng cho vay ngân hàng do chính phủ hỗ trợ.

Ông Fu Zhihua - một nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Khoa học Tài chính nhận định: 'Điều chúng ta đang chứng kiến không hề bình thường trước năm 2008. Hiện nay mọi thành phố đều liều lĩnh lao vào làn sóng này".

Một phần nguyên nhân của vấn đề có thể là ở các khuyến khích trong hệ thống kinh tế do Bộ chính trị Trung Quốc thúc đẩy. Nói một cách đơn giản là các quan chức thành phố giữ được công việc và thăng thức trên cơ sở tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.

Áp lực từ Bắc Kinh

Vũ Hán đang bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng tài chính.

Theo Real Capital Analytics - công ty nghiên cứu có trụ sở tại New York, dù bán đất thu về khoảng 25 tỷ USD trong vòng năm năm qua nhưng Vũ Hán vẫn đang phải vật lộn để chi trả cho các dự án. Các quan chức thành phố đã công bố tăng một khoản phí cầu lớn. Dưới áp lực phải giảm nợ từ phía Bắc Kinh, thành phố này cam kết trong năm nay sẽ trả 2,3 tỷ USD cho các nhà cho vay được nhà nước hỗ trợ.

Không biết họ sẽ trả nợ bằng cách vay nợ nhiều hơn hay bán đất hoặc tài sản, nhưng quay vòng nợ cũ bằng các khoản vay lớn không phải là hiếm tại các thành phố của Trung Quốc. Ví dụ, năm 2009, công ty đầu tư lớn nhất Vũ Hán U.C.I.D đã vay 230 triệu USD từ các nhà đầu tư và sau đó sử dụng gần 1/3 khoản vay đó để thanh toán các khoản nợ cũ ngân hàng.

Trong một báo cáo trong năm nay, ngân hàng đầu tư Credit Suisse xác định Vũ Hán là một trong mười thành phố nên tránh ở Trung Quốc, bởi số lượng nhà ở tại thành phố này lớn đến mức phải mất 8 năm để bán hết cho người dân, đó là chưa kể đến hàng trăm ngàn ngôi nhà hiện đang được xây dựng.

Tuy nhiên những chỉ trích vẫn không làm nản lòng ông Ruan - bí thư đảng của thành phố Vũ Hán. Trong bài phát biểu hồi tháng hai, ông có nói: 'Nếu chúng ta không tăng tốc quá trình xây dựng thì nhiều vấn đề của Vũ Hán sẽ không thể được giải quyết".
Tác giả: Lơ Nguyễn (Theo NYTimes)
Theo VEF

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia