Trung Quốc tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự và chinh phục không gian, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc lớn cũng như phô diễn sức mạnh quân sự.
Lúc 23h41 ngày 11/7/2011, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh thứ hai Thiên Liệm 1 vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3C tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương - Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Vệ tinh Thiên Liệm 1 là vệ tinh dữ liệu địa tĩnh thứ hai của Trung Quốc do Viện Nghiên cứu Công nghệ không gian Trung Quốc thuộc Tập đoàn Khoa học - công nghệ vũ trụ Trung Quốc nghiên cứu chế tạo.
Vệ tinh thứ hai này sẽ cùng với vệ tinh thứ nhất, được phóng trước đây tổ hợp thành một mạng lưới cung cấp các dữ liệu và dịch vụ đo trắc địa cho tàu Thần Châu cũng như phòng thí nghiệm vũ trụ và trạm vụ trũ được xây dựng trong tương lai của Trung Quốc. Đồng thời, tổ hợp sẽ tham gia thực hiện ghép nối vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2011.
Vệ tinh thứ hai này sẽ cùng với vệ tinh thứ nhất, được phóng trước đây tổ hợp thành một mạng lưới cung cấp các dữ liệu và dịch vụ đo trắc địa cho tàu Thần Châu cũng như phòng thí nghiệm vũ trụ và trạm vụ trũ được xây dựng trong tương lai của Trung Quốc. Đồng thời, tổ hợp sẽ tham gia thực hiện ghép nối vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2011.
Vệ tinh thứ hai Thiên Liệm 1 rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc tỉnh tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. |
Ngày 12/7/2011 hãng tin Reuters cho biết, Trung Quốc đang phát triển vệ tinh nhằm ngăn chặn Mỹ trong xung đột tương lai và nhằm phô diễn sức mạnh quân sự.
Chính sách này rõ ràng mâu thuẫn với quan điểm phản đối quân sự hóa không gian mà Trung Quốc từng tuyên bố. Đến nay Trung Quốc đã có thể đưa đón người lên quỹ đạo, khảo sát mặt trăng, tiến hành các chương trình dài hạn nhằm khám phá sao Hỏa và xây dựng trạm vũ trụ.
Sự kiện Trung Quốc sử dụng tên lửa phá hủy một vệ tinh thời tiết cũ hồi năm 2007 đã thể hiện khả năng bắn hạ vệ tinh đối phương. Năm 2010, Trung Quốc thử nghiệm thành công một công nghệ mới nhằm bắn hạ tên lửa trên không.
Trung Quốc bộc lộ mong muốn sử dụng vệ tinh triển quân sự vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc với Đài Loan 1995-1996. Lúc đó, sau khi Trung Quốc đe dọa tuyên chiến với Đài Loan, Mỹ đã triển khai đội tàu sân bay đến khu vực và Trung Quốc đã nhận ra mình không đủ khả năng đối phó hoặc truy đuổi tàu sân bay Mỹ.
Biện pháp chiến lược của Trung Quốc là phát triển vệ tinh do thám không chỉ để hỗ trợ cho tên lửa chống hạm mà rộng hơn là phục vụ cho một chương trình không gian năng động, từ đó dễ dàng mở rộng hoạt động quân sự.
Đầu năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã từng cảnh báo sự kiện Trung Quốc phát triển công nghệ chống vệ tinh có thể thách thức hoạt động của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Trung Quốc luôn tuyên bố Trung Quốc chỉ chinh phục không gian vì mục đích hòa bình và chi tiêu nhiều hơn để hiện đại hóa bộ máy quân sự lỗi thời chỉ nhằm mục đích phòng vệ.
0 nhận xét