Trung Quốc đã ký tiếp một hợp đồng mới mua thêm 250 động cơ phản lực AI-222-25F từ Ukraine, để trang bị cho máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất.
Ông Vyacheslav Boguslayev tổng giám đốc của nhà máy OJSC Motor Sich cho biết
“Chúng tôi đã ký một hợp đồng lớn với Trung Quốc cho động cơ phản lực AI-222-25F, đây là bước khởi đầu cho một cuộc hành trình dài trong khuôn khổ chương trình hợp tác của chúng tôi với nhà máy NPO Saturn”.
Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga, trước đó Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng cung cấp 200 động cơ AI-222-25F.
Một số động cơ này đã được chuyển giao vào năm 2010, để trang bị trên mẫu thử nghiệm của máy bay huấn luyện L-15. Số động cơ còn lại được lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-2013.
Hiện nay các công tác sửa đổi động cơ AI-222-25 thành động cơ AI-222-25F có đốt sau vào máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất đang được tiếp tục.
Chuyến bay trình diễn đầu tiên của L-15 diễn ra vào ngày 20/10/2010. Đây là biến thể sửa đổi của mẫu thử nghiệm L-15 được trang bị động cơ phản lực có đốt sau, buồng lái cải tiến và một radar mới.
“Chúng tôi đã ký một hợp đồng lớn với Trung Quốc cho động cơ phản lực AI-222-25F, đây là bước khởi đầu cho một cuộc hành trình dài trong khuôn khổ chương trình hợp tác của chúng tôi với nhà máy NPO Saturn”.
Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga, trước đó Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng cung cấp 200 động cơ AI-222-25F.
Một số động cơ này đã được chuyển giao vào năm 2010, để trang bị trên mẫu thử nghiệm của máy bay huấn luyện L-15. Số động cơ còn lại được lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-2013.
Hiện nay các công tác sửa đổi động cơ AI-222-25 thành động cơ AI-222-25F có đốt sau vào máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất đang được tiếp tục.
Chuyến bay trình diễn đầu tiên của L-15 diễn ra vào ngày 20/10/2010. Đây là biến thể sửa đổi của mẫu thử nghiệm L-15 được trang bị động cơ phản lực có đốt sau, buồng lái cải tiến và một radar mới.
Gần như tất cả các mẫu máy bay của Trung Quốc đều phải nhập khẩu động cơ từ nước ngoài. |
Thân của biến thể L-15 mới được kéo dài hơn để có thể lắp đặt một radar có ăng ten mảng pha từng giai đoạn. Buồng lái sửa đổi được trang bị thêm 3 màn hình hiển thị đa chức năng, phần đuôi và cánh tà được thiết kế lại bằng vật liệu composite.
Biến thể L-15 mới được trang bị 2 động cơ AI-222-25F có đốt sau của nhà máy OJSC Motor Sich. Một biến thể khác sử dụng một động cơ cũng sẳn sàng sản xuất trong năm 2011.
Động cơ AI-222-25F sửa đổi cung cấp lực đẩy có đốt sau lên đến 4200kg mỗi động cơ, máy bay huấn luyện L-15 được trang bị đông cơ này có khả năng đạt tốc độ đến Mach-1.6.
Động cơ có kích thước dài 2,2 mét, rộng 0,86 mét, cao 1,09 mét, tuổi thọ trung bình của động cơ là 3.000 giờ bay, trọng lượng rỗng 440kg. Động cơ AI-222-25F tích hợp khả năng điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn FADEC, giúp giảm khối lượng công việc cho phi công bằng cách thực hiện các hoạt động máy lái tự động.
L-15 là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp của Trung Quốc, thân máy bay được thiết kế với 25% vật liệu carbon composite. Tuổi thọ của máy bay khoảng 10.000 giờ bay hoặc 30 năm, dự định làm máy bay huấn luyện cao cấp cho phi công của các tiêm kích J-10, J-11 và một số máy bay khác.
Máy bay dài 12,27 mét, sải cánh 9,48 mét, trọng lượng cất cánh 9.800kg, trần bay 16,5km, tốc độ tối đa khoảng Mach-1,6. Theo các nhà thiết kế, chi phí của L-15 sẽ rẽ hơn nhiều so với các đối thủ.
Các nhà phân tích quân sự dự đoán L-15 sẽ là một đối thủ đầy tiềm năng trên thị trường xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp. Sự phát triển của L-15 được cho là sao chép từ máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130 của Nga.
Như vậy có thể thấy rằng, từ máy bay chiến đấu cho đến máy bay huấn luyện, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ nước ngoài, cụ thể là từ Nga và Ukraine. Một mẫu động cơ phản lực nội địa đủ mạnh và đáng tin cậy vẫn là niềm mơ ước chưa thành của người Trung Quốc.
Biến thể L-15 mới được trang bị 2 động cơ AI-222-25F có đốt sau của nhà máy OJSC Motor Sich. Một biến thể khác sử dụng một động cơ cũng sẳn sàng sản xuất trong năm 2011.
Động cơ AI-222-25F sửa đổi cung cấp lực đẩy có đốt sau lên đến 4200kg mỗi động cơ, máy bay huấn luyện L-15 được trang bị đông cơ này có khả năng đạt tốc độ đến Mach-1.6.
Động cơ có kích thước dài 2,2 mét, rộng 0,86 mét, cao 1,09 mét, tuổi thọ trung bình của động cơ là 3.000 giờ bay, trọng lượng rỗng 440kg. Động cơ AI-222-25F tích hợp khả năng điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn FADEC, giúp giảm khối lượng công việc cho phi công bằng cách thực hiện các hoạt động máy lái tự động.
L-15 là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp của Trung Quốc, thân máy bay được thiết kế với 25% vật liệu carbon composite. Tuổi thọ của máy bay khoảng 10.000 giờ bay hoặc 30 năm, dự định làm máy bay huấn luyện cao cấp cho phi công của các tiêm kích J-10, J-11 và một số máy bay khác.
Máy bay dài 12,27 mét, sải cánh 9,48 mét, trọng lượng cất cánh 9.800kg, trần bay 16,5km, tốc độ tối đa khoảng Mach-1,6. Theo các nhà thiết kế, chi phí của L-15 sẽ rẽ hơn nhiều so với các đối thủ.
Các nhà phân tích quân sự dự đoán L-15 sẽ là một đối thủ đầy tiềm năng trên thị trường xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp. Sự phát triển của L-15 được cho là sao chép từ máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130 của Nga.
Như vậy có thể thấy rằng, từ máy bay chiến đấu cho đến máy bay huấn luyện, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ nước ngoài, cụ thể là từ Nga và Ukraine. Một mẫu động cơ phản lực nội địa đủ mạnh và đáng tin cậy vẫn là niềm mơ ước chưa thành của người Trung Quốc.
0 nhận xét