Tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc dẫn lời chuyên gia Zhou Fangyin rằng, tuy biển Đông gần đây đang có xu hướng "dịu sóng", nhưng những “khục khặc” giữa các nước vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong khi đó, cuộc diễn tập chung vào tháng 7 của Hải quân Việt Nam và Mỹ vô tình làm dấy lên nghi ngại về khả năng Washington sẽ sẵn sàng can thiệp quân sự vào biển Đông để bảo vệ các nước Đông Nam Á.
Theo chuyên gia Zhou, khả năng xung đột quân sự giữa Việt Nam – Trung Quốc là rất nhỏ. Nhưng nếu xảy ra xung đột và nếu Mỹ can thiệp quân sự vào những rắc rối này, thì động cơ thực sự của Washington cũng sẽ hoàn toàn trái với mong muốn của các nước Đông Nam Á.
Với hàng loạt những động thái rình rang khuếch trương cho kế hoạch “trở lại Đông Nam Á”, Mỹ đã đưa ra một số cam kết với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở phù hợp với lợi ích căn bản của những quốc gia này. Theo ông Zhou, sự thân mật bất ngờ này đang khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ vô tư giúp đỡ và sẵn sàng đứng ra bênh vực cho các nước này trong tranh chấp biển Đông.
Mặc dù Mỹ không hân hoan trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Trung Quốc tại Đông Á, nhưng chuyên gia Zhou vẫn khẳng định, Washington chưa thể hiện động thái kìm hãm hay khống chế Trung Quốc một cách quá lộ liễu và vô lối. Có lẽ, chính quyền Obama muốn tránh đi vào vết xe đổ như thời đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.
Mặt khác, Mỹ đã và vẫn rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trên một số lĩnh vực hợp tác song phương. Do vậy, trục lợi từ vấn đề biển Đông chỉ là một lá bài trong chiến lược chung của Washington tại châu Á, chứ không phải là con át chủ bài như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Ông Zhou cũng nhấn mạnh, động cơ thực sự khiến Mỹ nhúng tay vào biển Đông chỉ bởi xuất phát từ lợi ích chiến lược của mình, chứ không vì che chở hay giúp đỡ cho Việt Nam và Philippines. Và sự can thiệp quân sự đó sẽ là một động thái hoàn toàn chủ động, xuất phát từ chiến lược và những toan tính lâu dài tại châu Á, không phải là sự miễn cưỡng và bị thúc ép từ các đối tác hoặc đồng minh quân sự.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa trở thành một đồng minh của Mỹ và những cam kết giữa hai bên cũng chưa có gì sâu sắc, thậm chí còn tồn tại nhiều điểm mơ hồ. Vì vậy, Việt Nam và những nước Đông Nam Á khác đừng hão huyền về viễn cảnh được Mỹ che chở và tăng cường sức mạnh, nếu cố tình lên gân và xung đột quân sự với Trung Quốc.
Ông Zhou cũng đưa ra cảnh báo, nếu sẵn sàng can thiệp vào những căng thẳng biển Đông, Washington cần hiểu rõ nguyên tắc: giúp các nước Đông Nam Á thổi bùng tinh thần chiến đấu, nhưng không thể cổ vũ quá đà, khiến Việt Nam hay Philippines – những “con hổ ẩn mình” bấy lâu sẽ vùng dậy và tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.
Nếu trước đây vài tháng, Mỹ vẫn giữ thái độ dè chừng và thận trọng trong mọi chính sách, phát ngôn và hành động về vấn đề biển Đông. Vậy thì giờ đây, Trung Quốc càng hy vọng Mỹ tiếp tục “khôn ngoan” như thế.
Theo chuyên gia Zhou, khả năng xung đột quân sự giữa Việt Nam – Trung Quốc là rất nhỏ. Nhưng nếu xảy ra xung đột và nếu Mỹ can thiệp quân sự vào những rắc rối này, thì động cơ thực sự của Washington cũng sẽ hoàn toàn trái với mong muốn của các nước Đông Nam Á.
Với hàng loạt những động thái rình rang khuếch trương cho kế hoạch “trở lại Đông Nam Á”, Mỹ đã đưa ra một số cam kết với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở phù hợp với lợi ích căn bản của những quốc gia này. Theo ông Zhou, sự thân mật bất ngờ này đang khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ vô tư giúp đỡ và sẵn sàng đứng ra bênh vực cho các nước này trong tranh chấp biển Đông.
Mặc dù Mỹ không hân hoan trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Trung Quốc tại Đông Á, nhưng chuyên gia Zhou vẫn khẳng định, Washington chưa thể hiện động thái kìm hãm hay khống chế Trung Quốc một cách quá lộ liễu và vô lối. Có lẽ, chính quyền Obama muốn tránh đi vào vết xe đổ như thời đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.
Mặt khác, Mỹ đã và vẫn rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trên một số lĩnh vực hợp tác song phương. Do vậy, trục lợi từ vấn đề biển Đông chỉ là một lá bài trong chiến lược chung của Washington tại châu Á, chứ không phải là con át chủ bài như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Ông Zhou cũng nhấn mạnh, động cơ thực sự khiến Mỹ nhúng tay vào biển Đông chỉ bởi xuất phát từ lợi ích chiến lược của mình, chứ không vì che chở hay giúp đỡ cho Việt Nam và Philippines. Và sự can thiệp quân sự đó sẽ là một động thái hoàn toàn chủ động, xuất phát từ chiến lược và những toan tính lâu dài tại châu Á, không phải là sự miễn cưỡng và bị thúc ép từ các đối tác hoặc đồng minh quân sự.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa trở thành một đồng minh của Mỹ và những cam kết giữa hai bên cũng chưa có gì sâu sắc, thậm chí còn tồn tại nhiều điểm mơ hồ. Vì vậy, Việt Nam và những nước Đông Nam Á khác đừng hão huyền về viễn cảnh được Mỹ che chở và tăng cường sức mạnh, nếu cố tình lên gân và xung đột quân sự với Trung Quốc.
Ông Zhou cũng đưa ra cảnh báo, nếu sẵn sàng can thiệp vào những căng thẳng biển Đông, Washington cần hiểu rõ nguyên tắc: giúp các nước Đông Nam Á thổi bùng tinh thần chiến đấu, nhưng không thể cổ vũ quá đà, khiến Việt Nam hay Philippines – những “con hổ ẩn mình” bấy lâu sẽ vùng dậy và tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.
Nếu trước đây vài tháng, Mỹ vẫn giữ thái độ dè chừng và thận trọng trong mọi chính sách, phát ngôn và hành động về vấn đề biển Đông. Vậy thì giờ đây, Trung Quốc càng hy vọng Mỹ tiếp tục “khôn ngoan” như thế.
0 nhận xét