Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, Trung Quốc có đủ khả năng để đóng những chiếc tàu sân bay tầm cỡ thế giới, dù rằng tàu sân bay đầu tiên cuản nước này vừa bị hoãn thử nghiệm.
Tự hào với "công nghệ sao chép"
Chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng, nếu dựa chỉ dựa vào công nghệ trong nước và khả năng tự phát triển rất khó để đạt được sự đột phá về công nghệ đóng tàu sân bay trong thời gian ngắn.
Vì vậy đa số các nước, trong đó điển hình là Trung Quốc thường sử dụng phương án mua lại các tàu sân bay đã qua sử dụng của các nước phát triển. Qua đó, học hỏi, tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, khai thác các công nghệ có được từ việc nghiên cứu các tàu sân bay mua từ nước ngoài.
Từ xuất phát điểm đó, Trung Quốc có đủ khả năng để đóng mới các tàu sân bay tầm cở thế giới, hoàn toàn có thể so sánh với các tàu sân bay lớp Nimitz, thậm chí có thể so sánh được với các tàu sân bay CVN-79 của Mỹ đang được đóng.
Đầu tháng 6/2011, trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Thương mại Hong Kong hàng ngày, tướng Trần Bình Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho biết: “Tàu sân bay đã được hoàn thành về cơ bản, nhưng chưa hoàn thành toàn bộ, thử nghiệm đầu tiên của tàu sân bay có thể được tiến hành trong năm nay hoặc sang năm tùy thuộc vào tình hình”.
Tờ Thanh niên Trung Quốc trích đăng bài viết của nhà nghiên cứu chiến lược hải quân Li Jie cho rằng: "Tàu sân bay có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Đóng tàu sân bay và đưa vào sử dụng không chỉ bổ sung thêm một tàu chiến lớn mà còn cho phép đạt được một mức độ cao của sức mạnh trên biển, tạo ra một “cổ máy chiến tranh” tổng thể cho chiến lược hướng ra biển lớn".
Chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng, nếu dựa chỉ dựa vào công nghệ trong nước và khả năng tự phát triển rất khó để đạt được sự đột phá về công nghệ đóng tàu sân bay trong thời gian ngắn.
Vì vậy đa số các nước, trong đó điển hình là Trung Quốc thường sử dụng phương án mua lại các tàu sân bay đã qua sử dụng của các nước phát triển. Qua đó, học hỏi, tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, khai thác các công nghệ có được từ việc nghiên cứu các tàu sân bay mua từ nước ngoài.
Từ xuất phát điểm đó, Trung Quốc có đủ khả năng để đóng mới các tàu sân bay tầm cở thế giới, hoàn toàn có thể so sánh với các tàu sân bay lớp Nimitz, thậm chí có thể so sánh được với các tàu sân bay CVN-79 của Mỹ đang được đóng.
Đầu tháng 6/2011, trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Thương mại Hong Kong hàng ngày, tướng Trần Bình Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho biết: “Tàu sân bay đã được hoàn thành về cơ bản, nhưng chưa hoàn thành toàn bộ, thử nghiệm đầu tiên của tàu sân bay có thể được tiến hành trong năm nay hoặc sang năm tùy thuộc vào tình hình”.
Tờ Thanh niên Trung Quốc trích đăng bài viết của nhà nghiên cứu chiến lược hải quân Li Jie cho rằng: "Tàu sân bay có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Đóng tàu sân bay và đưa vào sử dụng không chỉ bổ sung thêm một tàu chiến lớn mà còn cho phép đạt được một mức độ cao của sức mạnh trên biển, tạo ra một “cổ máy chiến tranh” tổng thể cho chiến lược hướng ra biển lớn".
Trung Quốc đang mơ mộng về một siêu tàu sân bay như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ảnh minh họa |
Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa trong tác chiến hàng hải truyền thống, tạo ra một sự thay đổi lớn về hệ thống tổ chức, lý thuyết quân sự và phương án tác chiến mới phù hợp với tình hình thực tại và trong tương lai.
Trên thế giới có 9 quốc gia sở hữu tàu sân bay, trong đó có nhiều loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chạy bằng năng lượng thông thường cho đến chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc sẽ lựa chọn đóng mới tàu sân bay phù hợp nhất với quan điểm tác chiến của mình.
Nhà nghiên cứu Li Jie kết luận trong bài viết của mình rằng: “Với sự khôn ngoan của người Trung Quốc, tương lai chúng tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ một quốc gia nào. Chúng tôi có thể thiết kế và xây dựng một quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn độc lập để phát triển những “người khổng lồ” trên biển mang tầm cỡ thế giới”.
Trên thế giới có 9 quốc gia sở hữu tàu sân bay, trong đó có nhiều loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chạy bằng năng lượng thông thường cho đến chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc sẽ lựa chọn đóng mới tàu sân bay phù hợp nhất với quan điểm tác chiến của mình.
Nhà nghiên cứu Li Jie kết luận trong bài viết của mình rằng: “Với sự khôn ngoan của người Trung Quốc, tương lai chúng tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ một quốc gia nào. Chúng tôi có thể thiết kế và xây dựng một quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn độc lập để phát triển những “người khổng lồ” trên biển mang tầm cỡ thế giới”.
Ông Li Jie. |
Với người Trung Quốc điều đó cũng đủ để họ có thể tự hào về nền công nghệ quốc phòng của mình, không cần quan tâm cộng đồng quốc tế nhìn nhận như thế nào về các hệ thống vũ khí của họ.
"Cường quốc hàng hải cần nhiều tàu sân bay trung bình"
Khi quyết định mua lại tàu sân bay Varyag từ Ukraine, các chuyên gia quân sự cùng với lãnh đạo Trun Quốc đã có những tranh luận gay gắt về phương hướng phát triển của tàu sân bay.
Sẽ là tốt hơn nếu đóng một tàu sân bay lớn, tuy nhiên để phát triển tàu sân bay lớn được thuận lợi, trước tiên cần xây dựng một tàu sây bay trung bình để có thêm kinh nghiệm.
Vấn đề phát triển của tàu sân bay, phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ, cũng như các yếu tố chính trị liên quan. Trung Quốc đã cẩn thận phân tích các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đển chiến lược quân sự.
Ví dụ trong chiến tranh lạnh, Mỹ theo đuổi chiến lược tiến công toàn cầu trên biển, vì vậy, Mỹ triển khai rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại trên biển. Trong đó chú trọng phát triển các nhóm tác chiến tàu sân bay ở nước ngoài tạo ra sự răn đe rất lớn trên toàn cầu.
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ lại tiếp tục theo đuổi phát triển chương trình để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay từ sâu trong lãnh thổ đối phương. Hải quân tiếp tục là lực lượng chủ đạo để đảm đương nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Chương trình phát triển hệ thống chiến đấu Aegis là minh chứng cho chiến lược này.
Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc nhận định, Trung Quốc muốn là cường quốc hàng hải, do đó nhất thiết phải cần nhiều hơn các tàu sân bay trung bình. Trong những năm qua chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng rất mạnh mẽ cùng với sự lớn mạnh về kinh tế.
Tuy nhiên, trong bài viết của mình có lẽ ông Li Jie đã quên hay cố tình quên, chiếc tàu sân bay đang được hoán cải từ tàu sân bay của Liên Xô vẫn chưa thể hoạt động với lý do rất mù mờ.
Trung Quốc vẫn còn quá nhiều việc phải làm để có thể mơ về một tàu sân bay “đẳng cấp thế giới” tương tự như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
0 nhận xét