Đây là quan điểm của nhiều học giả quốc tế trong buổi làm thảo luận đầu tiên hôm qua của Hội nghị quốc tế về biển Đông tại Manila (Philippines).
Hãng tin Reuters dẫn lời phát biểu của GS.Carlyle A. Thayer đến từ ĐH New South Wales, Australia cho rằng, tình hình hiện nay là hết sức khẩn cấp vì nếu không được giải quyết có thể dẫn va chạm trên biển.
Đòi hỏi “Trung Quốc và các nước ASEAN phải nhất trí một nguyên tắc giải quyết trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và không có những đòi hỏi vô lý”, GS. Thayer nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nong Hong, Viện nghiên cứu Trung Quốc, ĐH Alberta (Canada) cho rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng “sẽ chỉ thảo luận với những bên có liên quan và không mong muốn sự dính líu của bên thứ 3”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Trung Quốc và ASEAN phải thực hiện một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý hơn nữa về thực thi các hành động trên biển Đông nhằm ngăn chặn xung đột.
TS Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu biển Đông, Học Viện ngoại Giao Việt Nam cho rằng căng thẳng gần đây bộc lộ những hạn chế trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
“Trung Quốc đang quay lại quan điểm cứng rắn kiên quyết chỉ đàm phán song phương với mỗi bên”, ông Thủy nói, “nhưng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu họ cản trở các cuộc đàm phán thực thi một bộ nguyên tắc định hướng và có thể là một hiệp ước chính thức”.
Hãng tin Reuters dẫn lời phát biểu của GS.Carlyle A. Thayer đến từ ĐH New South Wales, Australia cho rằng, tình hình hiện nay là hết sức khẩn cấp vì nếu không được giải quyết có thể dẫn va chạm trên biển.
Đòi hỏi “Trung Quốc và các nước ASEAN phải nhất trí một nguyên tắc giải quyết trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và không có những đòi hỏi vô lý”, GS. Thayer nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nong Hong, Viện nghiên cứu Trung Quốc, ĐH Alberta (Canada) cho rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng “sẽ chỉ thảo luận với những bên có liên quan và không mong muốn sự dính líu của bên thứ 3”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Trung Quốc và ASEAN phải thực hiện một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý hơn nữa về thực thi các hành động trên biển Đông nhằm ngăn chặn xung đột.
TS Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu biển Đông, Học Viện ngoại Giao Việt Nam cho rằng căng thẳng gần đây bộc lộ những hạn chế trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
“Trung Quốc đang quay lại quan điểm cứng rắn kiên quyết chỉ đàm phán song phương với mỗi bên”, ông Thủy nói, “nhưng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu họ cản trở các cuộc đàm phán thực thi một bộ nguyên tắc định hướng và có thể là một hiệp ước chính thức”.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - Philippines tiếp tục căng thẳng. Theo hãng tin AP hôm qua, Philippines cấm một nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia các cuộc họp do người này từng có hành vi mà Manila cho là “thô lỗ”.
“Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc Lý Vĩnh Thịnh tại Manila cao giọng với nhân viên ngoại giao của Philippines trong khi thảo luận về các cáo buộc Trung Quốc xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào tháng trước”, một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, “thái độ của ông Lý không phù hợp với một nhà ngoại giao và ông sẽ không được tham gia vào bất kỳ cuộc họp nào trong tương lai giữa hai bên”.
Trước đó, ngày 4/7, hãng tin AFP dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, một máy bay chiến đấu không rõ quốc tịch bay rà sát một chiếc tàu đánh cá Philippines đang hoạt động tại vùng biển nằm giữa đảo lớn phía Tây Philippines là Palawan vào quần đảo Trường Sa khiến các ngư dân hoảng loạn.
“Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc Lý Vĩnh Thịnh tại Manila cao giọng với nhân viên ngoại giao của Philippines trong khi thảo luận về các cáo buộc Trung Quốc xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào tháng trước”, một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, “thái độ của ông Lý không phù hợp với một nhà ngoại giao và ông sẽ không được tham gia vào bất kỳ cuộc họp nào trong tương lai giữa hai bên”.
Trước đó, ngày 4/7, hãng tin AFP dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, một máy bay chiến đấu không rõ quốc tịch bay rà sát một chiếc tàu đánh cá Philippines đang hoạt động tại vùng biển nằm giữa đảo lớn phía Tây Philippines là Palawan vào quần đảo Trường Sa khiến các ngư dân hoảng loạn.
Hội nghị quốc tế về biển Đông với chủ đề “biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, hợp tác và tiến bộ” khai mạc hôm qua tại Thủ đô Manila, Philippines. Hội nghị được Viện ngoại vụ Bộ ngoại giao Philippines (FSI), Học viện ngoại giao Việt Nam (DAV) cùng ĐH quốc phòng quốc gia Philippines (NDCP) phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều học giả đến từ các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. |
0 nhận xét