Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản tránh xa quần đảo Điếu Ngư, ngay sau khi 2 bên tuyên bố cải thiện quan hệ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc đối với các tàu đánh cá của Nhật Bản xâm phạm vùng biển tại quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
Cảnh báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra không lâu sau khi Bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki đến thăm Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ đang xấu đi giữa 2 bên sau vụ va chạm tàu tuần tra vào năm 2010.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cải tại quần đảo Điếu Ngư. Điều này đã được khẳng định từ thời cổ đại, bất hành động nào của Nhật Bản trong khu vực quần đảo Điếu Ngư đều không hợp lệ”.
Theo Reuters có 9 thuyền đánh cá của Nhật Bản đã hoạt động đánh bắt trong khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư vào ngày 4/7. Đây là lần thứ 2 trong vòng một tuần qua, Trung Quốc đưa ra cảnh bảo đối với các hoạt động của tàu Nhật Bản tại quần đảo này.
Cảnh báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra không lâu sau khi Bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki đến thăm Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ đang xấu đi giữa 2 bên sau vụ va chạm tàu tuần tra vào năm 2010.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cải tại quần đảo Điếu Ngư. Điều này đã được khẳng định từ thời cổ đại, bất hành động nào của Nhật Bản trong khu vực quần đảo Điếu Ngư đều không hợp lệ”.
Theo Reuters có 9 thuyền đánh cá của Nhật Bản đã hoạt động đánh bắt trong khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư vào ngày 4/7. Đây là lần thứ 2 trong vòng một tuần qua, Trung Quốc đưa ra cảnh bảo đối với các hoạt động của tàu Nhật Bản tại quần đảo này.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, khiến quan hệ hai bên không ít lần xảy ra căng thẳng. |
Giáo sư Dahui Huang một nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Một số nhóm chính trị cánh hữu Nhật Bản đang cố gắng để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, họ đã có thể gây áp lực lên chính phủ để Bộ trưởng Ngoại giao Matsumoto đến thăm Trung Quốc. Sự phục hồi quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã được cải thiện sau thảm họa động đất. Tuy nhiên sự phục hồi này có thể bị tổn thương bởi những hoạt động không thuộc nhóm cánh hữu”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Dương Khiết Trì, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình và Ủy viên quốc vụ Đới Bình Quốc hôm thứ 2 4/7/2011.
Hai bộ trưởng Dương Khiết Trì và Matsumoto Takeaki đã đạt được sự đồng thuận tiếp tục các tiếp xúc cấp cao giữa hai bên và những nỗ lực của Trung Quốc hỗ trợ Nhật Bản vượt qua khó khăn sau thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3/2011.
Hai bên cũng trao đỗi các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Nhật Bản cũng kiến nghị Trung Quốc dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản sau sự cố hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima -1.
Kết thúc cuộc hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết: “Tôi tin rằng, người dân Nhật Bản với những nỗ lực không ngừng của họ, họ có thể vượt qua khó khăn và xây dựng lại đống đỗ nát và đạt được tiến bộ mới về kinh tế”
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) điều đó cho thấy quan điểm của 2 bên vẫn còn khác xa nhau trong vấn đề chủ quyền biển đảo.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki yêu cầu một sự hợp tác song phương mạnh mẽ hơn nữa thông qua đàm phán để tiến tới một thỏa thuận ràng buộc về pháp lý liên quan đến thăm dò và khai thác tài nguyên tại biển Đông Trung Quốc.
Theo giáo sư Dahui Huang, một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý có thể ngay lập tức giải quyết được các vấn đề trong chấp hiện tại và tương lai tại biển Hoa Đông. Tuy nhiên, ông Huang cho rằng quan điểm giữa hai bên về vấn đề này còn khác xa nhau do đó quá trình đàm phán sẽ mất rất nhiều thời gian.
Theo một bình luận trên trang tin Jiji Press Nhật Bản, Tokyo muốn sử dụng chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại Giao Matsumoto Takeaki nhằm cải thiện và tăng cường quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, chuyến thăm đã không đạt được mục đích, 2 bên đã không đạt được sự đột phá trong hợp tác khai thác tài nguyên biển.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản đã trở thành một nút thắt trong quan hệ giữa hai bên. Với những tuyên bố cứng rắn của Bắc Kinh quan hệ hai bên khó lòng mà cải thiện được. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Dương Khiết Trì, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình và Ủy viên quốc vụ Đới Bình Quốc hôm thứ 2 4/7/2011.
Hai bộ trưởng Dương Khiết Trì và Matsumoto Takeaki đã đạt được sự đồng thuận tiếp tục các tiếp xúc cấp cao giữa hai bên và những nỗ lực của Trung Quốc hỗ trợ Nhật Bản vượt qua khó khăn sau thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3/2011.
Hai bên cũng trao đỗi các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Nhật Bản cũng kiến nghị Trung Quốc dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản sau sự cố hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima -1.
Kết thúc cuộc hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết: “Tôi tin rằng, người dân Nhật Bản với những nỗ lực không ngừng của họ, họ có thể vượt qua khó khăn và xây dựng lại đống đỗ nát và đạt được tiến bộ mới về kinh tế”
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) điều đó cho thấy quan điểm của 2 bên vẫn còn khác xa nhau trong vấn đề chủ quyền biển đảo.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Matsumoto Takeaki yêu cầu một sự hợp tác song phương mạnh mẽ hơn nữa thông qua đàm phán để tiến tới một thỏa thuận ràng buộc về pháp lý liên quan đến thăm dò và khai thác tài nguyên tại biển Đông Trung Quốc.
Theo giáo sư Dahui Huang, một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý có thể ngay lập tức giải quyết được các vấn đề trong chấp hiện tại và tương lai tại biển Hoa Đông. Tuy nhiên, ông Huang cho rằng quan điểm giữa hai bên về vấn đề này còn khác xa nhau do đó quá trình đàm phán sẽ mất rất nhiều thời gian.
Theo một bình luận trên trang tin Jiji Press Nhật Bản, Tokyo muốn sử dụng chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại Giao Matsumoto Takeaki nhằm cải thiện và tăng cường quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, chuyến thăm đã không đạt được mục đích, 2 bên đã không đạt được sự đột phá trong hợp tác khai thác tài nguyên biển.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản đã trở thành một nút thắt trong quan hệ giữa hai bên. Với những tuyên bố cứng rắn của Bắc Kinh quan hệ hai bên khó lòng mà cải thiện được. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
0 nhận xét