Triều Tiên đã trở thành nhà cung cấp tên lửa đạn đạo lớn nhất cho quân đội các nước đang phát triển.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế cho biết, trong giai đoạn từ năm 1987-2009, Triều Tiên đã xuất khẩu hơn 1200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung các loại chiếm tới 40% thị phần của thị trường tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó con số xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho các nước đang phát triển của hai đại gia là Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ chiếm hơn phân nửa con số xuất khẩu của Triều Tiên.
Cụ thể trong giai đoạn từ 1987-2009, Nga xuất khẩu cho các nước đang phát triển 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, con số tương ứng của Trung Quốc là 270 tên lửa.
Do Nga là thành viên của MTCR (*) nên không thể xuất khẩu các tên lửa có tầm bắn trên 300km. Trung Quốc tuy không phải là thành viên của MTCR nhưng cũng đã cam kết tuân thủ các quy định của MTCR từ năm 1991.
Triều Tiên không tham gia vào các cam kết của MTCR nên đã trở thành nhà cung cấp chính cho các tên lửa có tầm bắn trên 300km.
Khách hàng chủ yếu của Triều Tiên là các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông. Theo báo cáo, khách hàng lớn nhất của Triều Tiên là Ai Cập, Iran, Syria, Libya, Yemen , UAE và Pakistan.
Thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã xuất khẩu thường không rõ ràng. Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.
Nm 1985, Iran đã mua 100 tên lửa Hwasong-5 trị giá 500 triệu USD, sau đó trên cơ sở của tên lửa này Iran đã phát triển thành tên lửa Shahab-1 của riêng mình.
Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế, xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bắt đầu giảm mạnh từ năm 1994. Lý do chính của sự sụt giảm này là chiến tranh Iran-Iraq đã kết thúc.
Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.
Theo một báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn từ 1987-2009, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD. Chủ yếu tập trung vào tên lửa và các tàu chiến cao tốc, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 Triều Tiên đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.
(*) MTCR - Missile Techonolory Control Regime Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa có điều khiển: được thành lập dưới sự cam kết của chính phủ 34 quốc gia trên thế giới, nhằm ngăn chặn phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500kg. Các nước thành viên đều bị cấm xuất khẩu các tên lửa và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km.
Trong khi đó con số xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho các nước đang phát triển của hai đại gia là Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ chiếm hơn phân nửa con số xuất khẩu của Triều Tiên.
Cụ thể trong giai đoạn từ 1987-2009, Nga xuất khẩu cho các nước đang phát triển 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, con số tương ứng của Trung Quốc là 270 tên lửa.
Do Nga là thành viên của MTCR (*) nên không thể xuất khẩu các tên lửa có tầm bắn trên 300km. Trung Quốc tuy không phải là thành viên của MTCR nhưng cũng đã cam kết tuân thủ các quy định của MTCR từ năm 1991.
Triều Tiên không tham gia vào các cam kết của MTCR nên đã trở thành nhà cung cấp chính cho các tên lửa có tầm bắn trên 300km.
Khách hàng chủ yếu của Triều Tiên là các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông. Theo báo cáo, khách hàng lớn nhất của Triều Tiên là Ai Cập, Iran, Syria, Libya, Yemen , UAE và Pakistan.
Thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã xuất khẩu thường không rõ ràng. Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.
Nm 1985, Iran đã mua 100 tên lửa Hwasong-5 trị giá 500 triệu USD, sau đó trên cơ sở của tên lửa này Iran đã phát triển thành tên lửa Shahab-1 của riêng mình.
Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế, xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bắt đầu giảm mạnh từ năm 1994. Lý do chính của sự sụt giảm này là chiến tranh Iran-Iraq đã kết thúc.
Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.
Theo một báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn từ 1987-2009, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD. Chủ yếu tập trung vào tên lửa và các tàu chiến cao tốc, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 Triều Tiên đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.
(*) MTCR - Missile Techonolory Control Regime Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa có điều khiển: được thành lập dưới sự cam kết của chính phủ 34 quốc gia trên thế giới, nhằm ngăn chặn phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500kg. Các nước thành viên đều bị cấm xuất khẩu các tên lửa và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km.
0 nhận xét