Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn “chiến thắng mà không cần chiến đấu”

Nói về các chiến thuật của Trung Quốc trên biển Đông, ông Michael Richardson, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu về Đông Nam Á của Singapore, nhận định việc tập trung vào hiện đại hóa quân sự một cách ấn tượng của Trung Quốc có thể che giấu một xu hướng chính khác là gia tăng sức mạnh của họ trong ngắn hạn tại các vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông.
Khi Trung Quốc chuẩn bị bắt đầu hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình, có thể vào ngày 1/7 tới, đúng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, giới phân tích nước ngoài sẽ được chứng kiến Hải quân Trung Quốc có khả năng vận hành mẫu hạm này nhanh đến mức nào.
Hiện rất ít quốc gia sở hữu hàng không mẫu hạm và họ phải dành nhiều năm để học cách vận hành chúng.
Con tàu của Trung Quốc được tân trang từ một tàu sân bay thời Liên Xô, mang tên Varyag mua của Ukraine năm 1998, còn có một số hạn chế trong thiết kế dù nó đã được hiện đại hóa.
Sàn sân bay dốc và hệ thống thiết bị phóng máy bay trên tàu còn thiếu sẽ hạn chế lượng đạn dược có thể mang theo trên các máy bay chiến đầu. Hơn nữa, Varyag không cho phép phóng các loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không nên không giúp kéo dài quãng đường cho máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu này. Nó cũng không thể mang theo các máy bay cánh cứng cảnh báo sớm, mà phải sử dụng máy bay trực thăng - cách thay thế kém hiệu quả hơn.
Loại máy bay chiến đấu thả bom mà quân đội Trung Quốc chọn cho hàng không mẫu hạm này là J-15, gần giống với máy bay Sukhoi Su-33 của Nga. Theo hai chuyên gia của Mỹ là Gabe Collins và Andrew Erickson, dù J-15 được biết đến như "con cá mập bay", nhưng lực lượng hải quân trên hàng không mẫu hạm này vẫn "chưa đạt tiến bộ nhảy vọt".
Trên trang mạng của tờ The Diplomat số ra ngày 23/6, hai chuyên gia trên viết rằng việc hạ thủy tàu sân bay Varyag sắp tới "đã gây lo ngại lớn trong khu vực vì nó cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng của không lực hải quân Trung Quốc, và việc nước này quyết tâm mở rộng sự hiện diện của mình trên các vùng biển xa trong khu vực". Theo các chuyên gia, các tên lửa tân tiến, máy bay J-15 trên tàu sân bay này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất cách đó 500km.
Ảnh minh họa: XinJunShi
Nếu tàu Varyag, và sau này là một lớp hàng không mẫu hạm hoàn toàn mới do Trung Quốc tự chế tạo, được huy động tới biển Đông với các tàu chiến nổi và tàu ngầm hỗ trợ, Trung Quốc sẽ càng củng cố được các đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi của mình đối với đa số diện tích biển Đông.
Trung Quốc hiện đang chế ngự sức mạnh hải quân trong khu vực, dù còn chậm xa sau Mỹ- nước đang hợp tác ngày càng chặt hơn với các lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác nhằm đối phó với các sức mạnh của Trung Quốc.
Nhưng việc tập trung vào hiện đại hóa quân sự một cách ấn tượng của Trung Quốc có thể che giấu một xu hướng quan trọng khác là gia tăng sức mạnh của họ trong ngắn hạn tại các vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông, và ở biển Hoa Đông - nơi họ đối đầu với Nhật Bản. Đó là sự mở rộng nhanh chóng của các cơ quan chấp pháp trên biển và sự kết hợp của các cơ quan này thành một cánh tay của chính sách nhà nước dưới sự kiểm soát ngày càng gia tăng của Hải quân.
Hồi đầu tháng Sáu, truyền thông Trung Quốc đưa tin về các kế hoạch mở rộng mạnh mẽ của Lực lượng hải giám Trung Quốc, một cơ quan hành pháp bán quân sự có nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại các vùng biển mà Trung Quốc nói là thuộc quyền tài phán của họ dù có tranh chấp với các nước khác, như vùng biển giữa Đại lục với Đài Loan, giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Lực lượng này sẽ được tăng thêm 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, và tăng từ con số 9.000 lính, chủ yếu là hải quân, hiện nay lên 15.000 lính vào năm 2020. Số tàu tuần tra sẽ đạt 520 tàu vào năm 2020.
Đa số các tàu này được cho là sẽ được huy động tới biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc có những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn tại một số đảo, khu vực đánh cá và nguồn tài nguyên dầu khí dưới lòng biển.
Hiện tại, Hạm đội Hải giám Hoa Nam của Trung Quốc, một trong ba hạm đội dưới quyền của Cục Hải dương Quốc gia, chỉ có 13 tàu tuần tra, 2 máy bay và một máy bay trực thăng. Nhưng các cơ quan chấp pháp trên biển của Trung Quốc cũng có các hạm đội tàu giúp thực thi các lệnh cấm đánh bắt và khai thác dầu khí tại các vùng biển mà Bắc Kinh coi là chủ quyền, bao trùm khoảng 80% diện tích biển Đông.
Cục An toàn Biển Trung Quốc mới đây đã gửi con tàu lớn nhất và hiện đại nhất của mình sang Singapore nhằm thể hiện sự quyết tâm bảo vệ các đòi hỏi của Trung Quốc trước thách thức của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tàu Haixun 31 này có trọng tải 3.000 tấn, được trang bị một bệ phóng máy bay trực thăng và có thể ở trên biển 40 ngày không cần tiếp nhiên liệu. Đây là tàu tiên phong cho các tàu giám sát đa năng hơn mà Trung Quốc đang lên kế hoạch.
Các quan chức Mỹ và châu Á cho biết một diễn biến lớn khác là việc Hải quân Trung Quốc thu hút lực lượng dân sự trên biển từ các đội tàu đánh cá. Trong vài ngày qua, các tàu cá Trung Quốc đã tham gia hoạt động tuần tra của các cơ quan chấp pháp trên biển trong các chiến dịch phối hợp nhằm quấy rầy các tàu giám sát của Mỹ và tàu thăm dò dầu khí của các nước Đông Nam Á trên biển Đông, cũng như tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Giáo sư Erickson, một chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Hải chiến Mỹ, nói ông đã kết luận rằng Trung Quốc "không muốn mở một cuộc chiến tranh, mà tìm cách thực thi ham muốn quân sự ngày càng lớn của họ là 'chiến thắng mà không cần chiến đấu', bằng việc răn đe các hành động được xem là có hại đối với các lợi ích quốc gia cốt lõi của họ".
Các chiến thuật như vậy nhằm khiến người khác khó đổ lỗi cho Hải quân Trung Quốc. Nhưng đó là các hành động khiêu khích, không mang tính xây dựng và không giúp duy trì hòa bình trong khu vực./.
  • Châu Giang (dịch từ Canberra Times) // Tuần Việt Nam

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia