Trong vòng 10 ngày đầu tháng 7-2011, nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM hầu như chiều nào cũng bị ngập sau mưa. Ngoài những điểm ngập cũ, đã xuất hiện nhiều điểm ngập mới ở khu vực trung tâm TP
* Phóng viên: Báo cáo hằng năm của các cơ quan liên quan đều cho rằng tình trạng ngập trên địa bàn TP ngày càng giảm nhưng trên thực tế đó chỉ là giảm về số điểm ngập, còn mức độ dường như không thay đổi.
|
Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức - TPHCM) thường xuyên bị ngập mỗi khi mưa. Ảnh: TẤN THẠNH
Trung tâm đã kiến nghị lên UBND TP và TP cũng đã nhiều lần xử lý các đơn vị thi công, tuy nhiên, hiện có nhiều đơn vị dù đã nhiều lần bị xử lý nhưng vẫn không nghiêm túc khắc phục.
* TP đã và đang triển khai nhiều dự án chống ngập nhưng tình trạng ngập vẫn chưa được cải thiện, vì sao, thưa ông?
- Đúng là TP đã triển khai nhiều dự án chống ngập nước, tuy vậy hiện nay, các dự án lớn như dự án cải thiện môi trường nước, dự án nâng cấp đô thị, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè… vẫn chưa phát huy tác dụng. Ngoài ra, cũng có một số công trình do trung tâm thực hiện đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào sử dụng như công trình lắp đặt hệ thống thoát nước giảm ngập cục bộ trên Quốc lộ 22 (huyện Củ Chi), công trình lắp đặt hệ thống thoát nước giảm ngập đường Lương Định Của (quận 2)…
* Vậy theo ông, đến khi nào TP mới hết bị ngập mỗi khi có mưa hoặc triều cường?
- Hiện nay, công tác chống ngập được xem là một trong sáu chương trình trọng điểm cần tập trung thực hiện của TP trong giai đoạn 2010 đến 2011. Mới đây, UBND TP cũng đã phê duyệt chương trình giảm ngập nước cho TP giai đoạn 2011 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, tuy nhiên, để đưa ra nhận định khi nào TP hết ngập là rất khó.
Trong tuần qua, đại diện UBND TPHCM và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký biên bản ghi nhớ về dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2. Mục tiêu đặt ra giữa hai bên là rà soát ma trận thiết kế dự án, theo dõi và đánh giá tiến độ hoạt động, đào tạo năng lực quản lý của trung tâm chống ngập cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại lưu vực Tàu Hũ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẽ; tư vấn cho Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP lựa chọn, giám sát các nhà thầu. Bên cạnh đó, JICA cũng sẽ giúp TPHCM mở những khóa huấn luyện chuyên sâu về thoát nước để có đội ngũ chuyên gia vận hành, bảo dưỡng cho các nhà máy thoát nước hoạt động hiệu quả khi đưa vào vận hành.
Những điểm “đen” cần tránh khi mưa Mới đây, cơn mưa chiều 4-7 khiến đường An Dương Vương, Tân Hòa Đông, Bà Hom, Kinh Dương Vương (quận 6), Trần Đại Nghĩa (quận Tân Bình), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) bị ngập nặng. Tối 6-7, đường Lương Định Của (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) cũng lênh láng nước do… mưa khiến hàng ngàn phương tiện giao thông bị chết máy, ùn ứ giao thông nghiêm trọng. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện trên địa bàn TP có 46 điểm ngập, trong đó có 12 điểm ngập mới tập trung trên một số tuyến đường như Trần Hưng Đạo (quận 1), Thảo Điền, Lương Định Của (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực Thanh Đa, Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), khu vực Bà Hom, Tân Hòa Đông, An Dương Vương (quận 6), đường Phạm Anh (quận Tân Phú), An Dương Vương, Trần Đại Nghĩa (quận Bình Tân), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)… |
THÀNH ĐỒNG thực hiện
NLĐO
0 nhận xét