Trong thời gian vừa qua, giá thịt trong nước đã liên tục tăng với mức đột biến gây nhiều xáo trộn trên thị trường. Theo các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân của việc này là do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai..., cùng với đó là khó khăn trong tiếp cận vốn của các chủ trang trại.
Giá thịt tăng do nhiều nguyên nhân cùng lúc…
Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, về lý thuyết trong thời gian vừa qua nguồn cung thịt lợn, thịt gà đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, giá các sản phẩm chăn nuôi, nhất là giá thịt lợn kể từ tháng 5, 6 và đầu tháng 7 lại có sự biến động lớn với mức chênh lệch khá lớn giữa miền Nam và miền Bắc (nếu miền Bắc chỉ tăng 54,1%, thì giá lợn hơi ở miền Nam đã tăng 71,2%). Đặc biệt giá mặt hàng này của Việt Nam hiện tại đã gần tiếp cận với giá các nước trong khu vực.
Theo bà Miêng, có nhiều nguyên nhân cùng lúc khiến giá thịt lợn tăng đột biến trong thời gian qua. Đầu tiên là những ảnh hưởng về dịch lợn tai xanh từ hồi cuối năm 2010 và đầu năm 2011 làm nguồn cung mặt hàng này bị sụt giảm mạnh. Theo ước tính, số đầu lợn cung ứng ra thị trường đã giảm 3,7%, trong đó số lợn nái giảm đến 8,6%.
Về thông tin thương nhân Trung Quốc thu mua thịt lợn, theo bà Miêng, dựa vào nguồn tin từ Vasep trong thời gian gần đây tình trạng thương nhân nước ngoài sang thu gom thịt lợn đã giảm đáng kể. Nếu như trong quý 1 mặt hàng này đã xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, thì sang quý 2 tình trạng này đã giảm nhiều.
Trong khi đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng nhận định rằng, việc thịt lợn tăng giá đột biến trong thời gian vừa qua là do cung chưa đáp ứng được cầu. Các nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, khó khăn nguồn vốn… đã kéo đầu lợn sụt giảm mạnh.
Vì vậy, để ổn định thị trường này ông Giao cho rằng, Nhà nước nên lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng này, đồng thời phải làm kho trữ lạnh để khi thị trường dồn dào nguồn cung thì mua vào tích trữ và lúc khan hiếm lại tung ra. Cùng với đó là tính toán lại cách bình ổn giá mặt hàng này, vì theo quy định chương trình bình ổn giá đáng lẽ phải đưa xuống cho người mua và người sản xuất, chứ không nên đưa cho về cho doanh nghiệp phân phối như hiện nay.
Nguồn vốn khó khăn
Cũng theo ông Hoàng Kim Giao, mặc dù nguồn cung đang bị hạn chế nhưng các chủ trang trại chăn nuôi cũng đang phải đối mặt hàng loạt rào cản về vốn như khó tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân do ngân hàng ngại cho chủ trang trại vay vì sợ rủi ro hoặc có chủ trang trại vay được thì nguồn vốn cũng rất hạn chế, khó khôi phục được chăn nuôi. Thậm chí, nhiều chủ trang trại hiện còn thiếu hoặc không có thức ăn để chăn nuôi vì các doanh nghiệp không bán chịu.
Còn theo bà Miêng, để đáp ứng điều tiết cung cầu các mặt hàng thực phẩm, thì Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính và ngân hàng ưu tiên cho ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi như khoanh nợ, giãn nợ… tiếp tục ưu tiên vốn cho chủ trang trại chăn nuôi. Đồng thời hỗ trợ 50% lãi suất cho hộ đầu tư chăn nuôi. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng cần ưu tiên điện cho hộ chăn nuôi trong thời gian nắng nóng xảy ra.
Chia sẻ về vấn đề trên, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, hiện tăng trưởng tín dụng nông nghiệp và nông thôn đã liên tục được tăng cao và nhiều ngân hàng vẫn có đề án hoặc chính sách cho vay vốn ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay để có thể tiếp cận được nguồn vốn ngành nông nghiệp dễ dàng hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để làm rõ việc vay vốn phục vụ ngành nghề gì, mục đích kinh doanh và có hiệu quả, tính khả thi trong sản xuất…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và nông thôn Cao Đức Phát cũng cho rằng, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng lớn, nhất là chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi cần được vay với số vốn lớn hơn, thủ tục thuận lợi hơn. Vì vậy, Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cần có báo cáo đầy đủ để Bộ chính thức báo cáo Chính phủ. Đồng thời, các bộ, ngành có liên quan cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Giá thịt tăng do nhiều nguyên nhân cùng lúc…
Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, về lý thuyết trong thời gian vừa qua nguồn cung thịt lợn, thịt gà đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, giá các sản phẩm chăn nuôi, nhất là giá thịt lợn kể từ tháng 5, 6 và đầu tháng 7 lại có sự biến động lớn với mức chênh lệch khá lớn giữa miền Nam và miền Bắc (nếu miền Bắc chỉ tăng 54,1%, thì giá lợn hơi ở miền Nam đã tăng 71,2%). Đặc biệt giá mặt hàng này của Việt Nam hiện tại đã gần tiếp cận với giá các nước trong khu vực.
Theo bà Miêng, có nhiều nguyên nhân cùng lúc khiến giá thịt lợn tăng đột biến trong thời gian qua. Đầu tiên là những ảnh hưởng về dịch lợn tai xanh từ hồi cuối năm 2010 và đầu năm 2011 làm nguồn cung mặt hàng này bị sụt giảm mạnh. Theo ước tính, số đầu lợn cung ứng ra thị trường đã giảm 3,7%, trong đó số lợn nái giảm đến 8,6%.
Về thông tin thương nhân Trung Quốc thu mua thịt lợn, theo bà Miêng, dựa vào nguồn tin từ Vasep trong thời gian gần đây tình trạng thương nhân nước ngoài sang thu gom thịt lợn đã giảm đáng kể. Nếu như trong quý 1 mặt hàng này đã xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, thì sang quý 2 tình trạng này đã giảm nhiều.
Trong khi đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng nhận định rằng, việc thịt lợn tăng giá đột biến trong thời gian vừa qua là do cung chưa đáp ứng được cầu. Các nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, khó khăn nguồn vốn… đã kéo đầu lợn sụt giảm mạnh.
Vì vậy, để ổn định thị trường này ông Giao cho rằng, Nhà nước nên lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng này, đồng thời phải làm kho trữ lạnh để khi thị trường dồn dào nguồn cung thì mua vào tích trữ và lúc khan hiếm lại tung ra. Cùng với đó là tính toán lại cách bình ổn giá mặt hàng này, vì theo quy định chương trình bình ổn giá đáng lẽ phải đưa xuống cho người mua và người sản xuất, chứ không nên đưa cho về cho doanh nghiệp phân phối như hiện nay.
Nguồn vốn khó khăn
Cũng theo ông Hoàng Kim Giao, mặc dù nguồn cung đang bị hạn chế nhưng các chủ trang trại chăn nuôi cũng đang phải đối mặt hàng loạt rào cản về vốn như khó tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân do ngân hàng ngại cho chủ trang trại vay vì sợ rủi ro hoặc có chủ trang trại vay được thì nguồn vốn cũng rất hạn chế, khó khôi phục được chăn nuôi. Thậm chí, nhiều chủ trang trại hiện còn thiếu hoặc không có thức ăn để chăn nuôi vì các doanh nghiệp không bán chịu.
Còn theo bà Miêng, để đáp ứng điều tiết cung cầu các mặt hàng thực phẩm, thì Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính và ngân hàng ưu tiên cho ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi như khoanh nợ, giãn nợ… tiếp tục ưu tiên vốn cho chủ trang trại chăn nuôi. Đồng thời hỗ trợ 50% lãi suất cho hộ đầu tư chăn nuôi. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng cần ưu tiên điện cho hộ chăn nuôi trong thời gian nắng nóng xảy ra.
Chia sẻ về vấn đề trên, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, hiện tăng trưởng tín dụng nông nghiệp và nông thôn đã liên tục được tăng cao và nhiều ngân hàng vẫn có đề án hoặc chính sách cho vay vốn ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay để có thể tiếp cận được nguồn vốn ngành nông nghiệp dễ dàng hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để làm rõ việc vay vốn phục vụ ngành nghề gì, mục đích kinh doanh và có hiệu quả, tính khả thi trong sản xuất…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và nông thôn Cao Đức Phát cũng cho rằng, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng lớn, nhất là chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi cần được vay với số vốn lớn hơn, thủ tục thuận lợi hơn. Vì vậy, Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cần có báo cáo đầy đủ để Bộ chính thức báo cáo Chính phủ. Đồng thời, các bộ, ngành có liên quan cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo VnMedia
0 nhận xét