Ấn Độ vẫn thực hiện chương trình chế tạo các loại tên lửa có điều khiển bất chấp những rào cản về tài chính và những phản ứng tiêu cực từ các quốc gia khác.
Mục đích chiến lược của chương trình này là chế tạo và phát triển trung tâm sản xuất và nghiên cứu – khoa học, bảo đảm chế tạo các loại tên lửa hiệu quả nhất cho các lực lượng vũ trang đất nước.
Theo đơn đặt hàng của lực lượng không quân, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Akash đã ra đời vào những năm 1980 và được sản xuất hàng loạt. Nó dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không trong điều kiện đối phương sử dụng các phương tiện chế áp vô tuyến chủ động. Tổ hợp cho phép bảo vệ các mục tiêu và các đơn vị quân đội.
Tổ hợp gồm bệ phóng (3 tên lửa có điều khiển Akash), radar đa năng Rajendra (trang bị anten mảng pha), trạm điều khiển, thiết bị hỗ trợ. Tất cả các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không được bố trí trên khung xe chiến đấu bộ binh BMP-2.
Theo đơn đặt hàng của lực lượng không quân, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Akash đã ra đời vào những năm 1980 và được sản xuất hàng loạt. Nó dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không trong điều kiện đối phương sử dụng các phương tiện chế áp vô tuyến chủ động. Tổ hợp cho phép bảo vệ các mục tiêu và các đơn vị quân đội.
Tổ hợp gồm bệ phóng (3 tên lửa có điều khiển Akash), radar đa năng Rajendra (trang bị anten mảng pha), trạm điều khiển, thiết bị hỗ trợ. Tất cả các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không được bố trí trên khung xe chiến đấu bộ binh BMP-2.
Bệ phóng của tổ hợp Akash |
Về hình dạng bên ngoài và kết cấu, tên lửa phòng không có điều khiển Akash tương tự tên lửa thuộc tổ hợp tên lửa tầm trung Club của Nga.
Phần đuôi tên lửa lắp đặt cánh phụ, có chức năng thay đổi độ nghiêng của tên lửa. Tên lửa có thể đạt vận tốc gần 500m/giây chỉ trong vòng 4,5giây, sau đó động cơ RPD tăng tốc lên gấp đôi trong khoảng thời gian chỉ 30 giây.
Động cơ RPD sử dụng nhiên liệu rắn, thành phần gồm nitrat xenlulo, nitroglixerin, magie bột. Ôxy khí quyển được sử dụng như là một chất ôxy hóa.
Tên lửa phòng không có điều khiển được trang bị đầu đạn nổ mảnh (trọng lượng gần 60kg) với cự ly văng mảnh gần 20m. Việc kích nổ đầu đạn được tiến hành bởi đầu nổ xung hiệu ứng dopler vô tuyến hoặc tiếp xúc.
Trong tổ hợp Akash sử dụng phương pháp điều khiển hỗn hợp tên lửa có điều khiển: điều khiển bằng mệnh lệnh ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối quỹ đạo bay, điều khiển bằng radar bán chủ động ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay (khoảng 3-4 giay trước khi gặp mục tiêu).
Tên lửa được trang bị bộ thu nhận tín hiệu điều khiển và máy phát. Anten của các thiết bị này được bố trí ở cánh đuôi.
Bệ phóng tự hành của tổ hợp có chức năng vận chuyển, bảo quản và phóng tên lửa Akash.
Với mục đích giảm trọng lượng, kết cấu các thành phần chính của bệ phóng được chế tạo từ hợp kim nhôm. Một máy phát tuabin khí chạy dòng điện xoay chiều 3 pha với tần số 400Hz (điện áp 200 và 115V) được sử dụng để bảo đảm bệ phóng hoạt động. Bệ phóng theo chiều dọc (8 - 60°) và chiều ngang (360°).
Bệ phóng được trang bị thiết bị điều khiển, liên kết trắc địa và định hướng, máy thu của hệ thống dẫn đường vô tuyến vũ trụ NAVSTAR. Thiết bị này được chế tạo dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Mỹ và được sản xuất ở bởi các nhà máy của Ấn Độ.
Phần đuôi tên lửa lắp đặt cánh phụ, có chức năng thay đổi độ nghiêng của tên lửa. Tên lửa có thể đạt vận tốc gần 500m/giây chỉ trong vòng 4,5giây, sau đó động cơ RPD tăng tốc lên gấp đôi trong khoảng thời gian chỉ 30 giây.
Động cơ RPD sử dụng nhiên liệu rắn, thành phần gồm nitrat xenlulo, nitroglixerin, magie bột. Ôxy khí quyển được sử dụng như là một chất ôxy hóa.
Tên lửa phòng không có điều khiển được trang bị đầu đạn nổ mảnh (trọng lượng gần 60kg) với cự ly văng mảnh gần 20m. Việc kích nổ đầu đạn được tiến hành bởi đầu nổ xung hiệu ứng dopler vô tuyến hoặc tiếp xúc.
Trong tổ hợp Akash sử dụng phương pháp điều khiển hỗn hợp tên lửa có điều khiển: điều khiển bằng mệnh lệnh ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối quỹ đạo bay, điều khiển bằng radar bán chủ động ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay (khoảng 3-4 giay trước khi gặp mục tiêu).
Tên lửa được trang bị bộ thu nhận tín hiệu điều khiển và máy phát. Anten của các thiết bị này được bố trí ở cánh đuôi.
Bệ phóng tự hành của tổ hợp có chức năng vận chuyển, bảo quản và phóng tên lửa Akash.
Với mục đích giảm trọng lượng, kết cấu các thành phần chính của bệ phóng được chế tạo từ hợp kim nhôm. Một máy phát tuabin khí chạy dòng điện xoay chiều 3 pha với tần số 400Hz (điện áp 200 và 115V) được sử dụng để bảo đảm bệ phóng hoạt động. Bệ phóng theo chiều dọc (8 - 60°) và chiều ngang (360°).
Bệ phóng được trang bị thiết bị điều khiển, liên kết trắc địa và định hướng, máy thu của hệ thống dẫn đường vô tuyến vũ trụ NAVSTAR. Thiết bị này được chế tạo dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Mỹ và được sản xuất ở bởi các nhà máy của Ấn Độ.
Trạm radar đa năng Rajendra. |
Radar đa năng Rajendra bảo đảm sục sạo, đánh chặn và tự động bám các mục tiêu khí động học ở cự ly đến 60km, xác định nguồn gốc mục tiêu và dẫn hướng 4 trong số các tên lửa trong điều kiện bị đối phương chế áp vô tuyến mạnh.
Radar được tích hợp hệ thống kiểm soát hoạt động và xác định hỏng hóc.
Radar được tích hợp hệ thống kiểm soát hoạt động và xác định hỏng hóc.
Phóng thử nghiệm tên lửa Akash. |
Trạm điều khiển điều phối hoạt động của tất cả các thành phần thuộc tổ hợp tên lửa phòng không; tiến hành thu thập, xử lý thông tin nhận được từ radar Rajendra và bệ pháo tự hành; bám đến 64 mục tiêu đồng thời; đánh giá mức độ nguy cơ; xử lý các dữ liệu bắn và điều khiển tên lửa…
Quá trình hoạt động tác chiến được tự động hóa tối đa nhờ vào việc sử dụng tổ hợp máy tính kỹ thuật số siêu nhanh, kết nối với các vị trí làm việc của chỉ huy và trắc thủ. Trạm điều khiển có thể làm việc độc lập hoặc trong chế độ tập trung.
Một đơn vị vận hành tổ hợp tên lửa phòng không Akash (cấp đại đội), được trang bị 4 bệ phóng, 1 trạm radar đa năng Rajendra và trạm điều khiển. Đại đội này có thể thuộc thành phần tiểu đoàn hoặc tác chiến độc lập.
Tiểu đoàn – đơn vị chiến thuật chính của tổ hợp, gồm 8 đại đội hỏa lực. Khi tác chiến độc lập, đại đội sẽ được bổ sung thêm radar 2 tọa độ quan sát trên không.
Các đặc tính kỹ - chiến thuật:
Cự ly bắn tối đa: 27km
Cự ly bắn tối thiểu: 3km
Vận tốc tối đa của mục tiêu: 700m/s
Số lượng các mục tiêu bắn đồng thời: 4
Thời gian phản ứng: 15 giây
Trọng lượng của tên lửa: 700kg
Quá trình hoạt động tác chiến được tự động hóa tối đa nhờ vào việc sử dụng tổ hợp máy tính kỹ thuật số siêu nhanh, kết nối với các vị trí làm việc của chỉ huy và trắc thủ. Trạm điều khiển có thể làm việc độc lập hoặc trong chế độ tập trung.
Một đơn vị vận hành tổ hợp tên lửa phòng không Akash (cấp đại đội), được trang bị 4 bệ phóng, 1 trạm radar đa năng Rajendra và trạm điều khiển. Đại đội này có thể thuộc thành phần tiểu đoàn hoặc tác chiến độc lập.
Tiểu đoàn – đơn vị chiến thuật chính của tổ hợp, gồm 8 đại đội hỏa lực. Khi tác chiến độc lập, đại đội sẽ được bổ sung thêm radar 2 tọa độ quan sát trên không.
Các đặc tính kỹ - chiến thuật:
Cự ly bắn tối đa: 27km
Cự ly bắn tối thiểu: 3km
Vận tốc tối đa của mục tiêu: 700m/s
Số lượng các mục tiêu bắn đồng thời: 4
Thời gian phản ứng: 15 giây
Trọng lượng của tên lửa: 700kg
0 nhận xét