BQP Nga cắt giảm lực lượng tên lửa chiến lược theo nghị quyết START-3 "một cách quá tích cực" khiến kế hoạch phòng thủ tên lửa chiến lược 2011 bị gián đoạn.
Thông tin trên được ông Yuri Solomonov – trưởng bộ phận thiết kế của Học viện Công nghệ nhiệt Moscow cho biết.
Theo chương trình quốc phòng của Nga từ 2007 đến 2015, lực lượng tên lửa sẽ nhận được khoảng 100 hệ thống phóng tên lửa Topol-M. Nhưng kế hoạch này không được thực thi một cách sát sao trong những năm vừa qua. Dư luận Nga đang lo sợ kế hoạch quốc phòng tiếp theo tới năm 2020 cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự.
Mỹ luôn luôn hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến lược, Trung Quốc tăng cường khả năng vũ khí nguyên tử, Pháp tăng gấp đôi khả năng của hạm đội tàu có tên lửa nguyên tử với sự hiện diện của tàu ngầm Barracuda. Tuy nhiên, Nga lại đang đi ngược chiều với những quốc gia này.
Theo chương trình quốc phòng của Nga từ 2007 đến 2015, lực lượng tên lửa sẽ nhận được khoảng 100 hệ thống phóng tên lửa Topol-M. Nhưng kế hoạch này không được thực thi một cách sát sao trong những năm vừa qua. Dư luận Nga đang lo sợ kế hoạch quốc phòng tiếp theo tới năm 2020 cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự.
Mỹ luôn luôn hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến lược, Trung Quốc tăng cường khả năng vũ khí nguyên tử, Pháp tăng gấp đôi khả năng của hạm đội tàu có tên lửa nguyên tử với sự hiện diện của tàu ngầm Barracuda. Tuy nhiên, Nga lại đang đi ngược chiều với những quốc gia này.
Lực lượng tên lửa chiến lược luôn là niềm tự hào của quân đội và người dân Nga. |
Theo ông Solomonov, Bộ Quốc phòng Nga đang trì hoãn cung cấp tài chính dù đã có chỉ thị từ ông Putin. Ông Yuri Solomonov đứng đầu học viện chịu trách nhiệm phát triển 4 hệ thống tên lửa chiến lược phức tạp. Ông cũng phụ trách nghiên cứu hệ thống Topol-M và Yar cũng như tên lửa Bulava nổi tiếng.
Tổng thống Nga Medvedev đã được thông báo tình trạng đình trệ này vào tháng 5/2010 và đã ra chỉ thị để thúc đẩy nhanh tài chính hỗ trợ cho chương trình tên lửa chiến lược.
Theo các chuyên gia quân sự, đang một làn sóng thay đổi xu hướng đang diễn ra trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga: nếu không chế tạo được máy bay không người lái, họ đi mua từ Israel, thay thế những cỗ xe tăng “tồi” và “đắt tiền” bằng xe tăng Leopards của Đức, thay vì nâng cấp súng Kalashnikov và SVD đã lỗi thời bằng súng mua từ nước ngoài.
Tuy nhiên, khi câu chuyện lan tới tên lửa chiến lược thì sự kiên nhẫn của người Nga có vẻ đã cạn kiệt. Vì thật khó tưởng tượng Nga sẽ mua được tên lửa chiến lược từ Mỹ và Israel.
Giới chuyên gia quân sự của Nga đồng tình với phát biểu của ông Solomonov cũng như xác nhận tình trạng “không có tiền” của quân đội Nga. Nhưng câu hỏi đặt ra là vậy tiền đã chảy về đâu thì không ai có câu trả lời.
0 nhận xét