Thương lái Trung Quốc ào ạt gom nông sản

Thời gian gần đây nhiều thương lái Trung Quốc sang nhiều địa bàn nông thôn nước ta để thu mua, gom vét nông sản. Thực tế này đặt ra không ít lo ngại.
Người dân Lục Ngạn thu mua vải thuê cho các thương lái Trung Quốc.
Thời cơ xen lẫn rủi ro
Tàu của thương lái Trung Quốc vào tận sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre thu mua ào ạt dừa khô nguyên liệu với số lượng lớn suốt thời gian dài đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp chế biến dừa tại địa phương rơi vào tình trạng điêu đứng. Nguy cơ các nhà máy đóng cửa hàng loạt, đe dọa mất việc làm cho hàng chục ngàn lao động đang hiển hiện. Có lúc, sản lượng dừa nguyên liệu bán cho các tàu Trung Quốc vượt hơn 50%.
Theo Hiệp hội dừa Bến Tre, thực tế lượng dừa nguyên liệu xuất thô còn cao hơn vì còn nhiều thương lái từ tỉnh Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, thậm chí Quảng Ninh đưa tàu vào Bến Tre mua gom dừa trái về bán lại cho các đối tác ở Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Đầu năm 2010, giá dừa khô thu mua tại vườn chỉ dao động 40.000-50.000 đồng/chục 12 trái thì nay tăng lên 120.000-145.000 đồng/chục.
Bà Lê Thị Cẩm Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre phản ánh: “Việc thiếu nguyên liệu tác động rất lớn đến việc sản xuất của chúng tôi. Công ty có 4 nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy, mỗi ngày cần hơn 400.000 trái để sản xuất 200 tấn nguyên liệu cơm dừa nạo sấy nhưng nhiều tháng qua chỉ đáp ứng tối đa 50-60% nhu cầu, ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của công nhân”.
Ông Hồ Vĩnh Sang, Chủ tịch Hiệp hội dừa Bến Tre phản ánh: “Toàn tỉnh hiện có 70 doanh nghiệp, cùng khoảng 1.000 cơ sở tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa (như: cơm dừa nạo sấy, dầu dừa, kẹo dừa, than gáo dừa, chỉ xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ…) đang trong cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng ngay lúc cao điểm sản suất hàng hóa phục vụ tết và xuất khẩu. Nhiều đơn vị giảm 50% công suất và lao động, thậm chí chỉ còn 20-30%. Sản xuất đình trệ, sản lượng không đủ giao hàng theo hợp đồng đã ký. Tình trạng này ngày một nghiêm trọng”.
Cùng với việc ào ạt thu mua nguyên liệu thủy sản, nhất là tôm sú ở các địa phương vùng bán đảo Cà Mau như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thương lái Trung Quốc cũng ào ạt gom hàng tại vùng trồng khoai lang nổi tiếng tỉnh Vĩnh Long.
Theo thống kê, 2 huyện Bình Tân và Bình Minh tỉnh Vĩnh Long có 11.000ha trồng khoai lang, chủ yếu là khoai lang tím Nhật Bản. Trong số này có từ 70-80% được xuất sang Trung Quốc, trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn, chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Đặc biệt, thương lái Trung Quốc đã thuê ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh để xuất về nước. Hiện giá khoai lang tím Nhật Bản khá cao 9.000-11.000 đồng/kg, lúc cao điểm 16.000 đồng/kg. Nông dân đang ào ạt mở rộng diện tích trồng khoai trên đất lúa.
Đáng chú ý là gần đây, xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc thuê đất và thuê người giỏi ở địa phương trồng khoai lang cho họ. Thống kê sơ bộ, riêng tại huyện Bình Minh có khoảng 60 ha được người Trung Quốc thuê trồng khoai lang.
Bốc vải lên xe tải cho các thương lái Trung Quốc.
Việc mở rộng diện tích khoai lang, trong khi thị trường tiêu thụ chỉ có Trung Quốc khiến không ít nông dân, chính quyền địa phương và ngành quản lý lo lắng. Ông Nguyễn Văn Tập, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân, nói: “Nông dân phấn khởi vì vừa được mùa lại trúng giá. Song thực tế chúng tôi vẫn rất lo lắng vì đầu ra không ổn định. Đến một lúc nào đó phía Trung Quốc không thu mua nữa thì chẳng biết bán cho ai”.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung rà soát, báo cáo, tìm giải pháp đảm bảo lợi ích nông dân trồng khoai.
Khoảng 1 tháng nay, các vườn vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt đầu chín rộ. Bà con tranh thủ thu hái vải, phần lớn là bán cho thương lái Trung Quốc tại các điểm thu gom nằm la liệt dọc thị trấn. Do thương lái Trung Quốc mua với giá cao nên bà con trồng vải khá vui.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, khi thương lái Trung Quốc sang mua hàng thì sẽ đẩy giá lên, nông dân phấn khởi. Điều này có tính hai mặt, vừa là thời cơ tốt nhưng rủi ro cũng lớn. Bởi thị trường rộng lớn và đa dạng này rất hay thay đổi, thiếu tính ổn định.
Còn PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên viên kinh tế cao cấp của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) thì nhận định, thương lái Trung Quốc có thể đẩy giá bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng nhưng lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá ngay lập tức. Cũng như vậy, khi nông sản vào chính vụ, chúng ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang Trung Quốc thì có thể họ lại bày ra hàng rào kiểm dịch, thông quan… nhằm đánh tụt chất lượng, giá cả. Bài học về dưa hấu, sắn lát, rau quả… trong những năm qua vẫn còn nguyên giá trị.
Cần thận trọng
Trong cuộc họp mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định, thương lái Trung Quốc sang nhiều địa bàn nông thôn nước ta không chỉ thu gom mặt hàng thủy sản mà còn nhiều sản phẩm khác như thịt, cà phê, hồ tiêu, trứng gia cầm…
Không có thống kê số lượng thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản nhưng chắc chắn phải lên tới hàng ngàn người. Theo thiếu tá Nông Quang Tám, Phó đồn trưởng kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), chỉ riêng tại cửa khẩu này, trong một ngày có khoảng hơn 1.000 lượt khách Trung Quốc được phép vào Việt Nam, trong đó hơn một nửa là sang với mục đích kinh doanh thương mại.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định việc thương lái Trung Quốc thu gom nông sản đang dẫn tới tình trạng các DN trong nước thiếu nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thủy sản. Theo ông Tần, nguyên nhân có thể do phía Trung Quốc đang thiếu nguồn cung thực phẩm, nhu cầu nông sản rất lớn.
Trong cuộc họp mới tổ chức về bình ổn giá các loại thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, nếu các thương lái Trung Quốc kinh doanh theo đúng luật pháp thì phải để họ hoạt động bình thường. Song việc tranh mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì cần kiểm tra, rà soát lại, vấn đề ảnh hưởng đến đâu cần nghiên cứu thêm. Ông Phát cho rằng bản thân DN nội địa cũng phải xem xét lại mối liên kết với nông dân như thế nào, giá thu mua ra sao? “Tôi cho rằng, không nên dùng các biện pháp hành chính mà phải dùng biện pháp kinh tế hài hòa lợi ích giữa các bên”- ông Phát nói.
* Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), khẳng định cục đã yêu cầu các tỉnh báo cáo về tình hình thương lái Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản. Trong tuần này, cục sẽ có báo cáo chính thức.

Bình Đại - Phúc Hậu
Theo SGGPO

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia