|
Trong giai đoạn thí điểm thị trường điện cạnh tranh, do giá điện vẫn thuộc Nhà nước quản lý, nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện có thay đổi như thế nào, thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá Nhà nước đã quy định.
Thông tin trên được lãnh đạo Cục điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định tại buổi Lễ khởi công thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm, vừa được diễn ra sáng nay (1/7), tại Hà Nội.
Thị trường phát điện cạnh tranh mới là bước đi đầu tiên
Theo đại diện Bộ Công thương, việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động vận hành và định giá của phát điện, đồng thời tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy, theo nguyên tắc huy động các mức công sức của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Theo ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, việc thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95 sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy với công ty Mua bán điện; 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của đơn vị phát điện, đưa ra tín hiệu phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội, ông Cường cho biết.
Người dân vẫn được mua điện theo giá Nhà nước
Theo ông Cường, do thị trường điện cạnh tranh là vấn đề mới, phức tạp nên cần được tiến hành thận trọng, từng bước. Việc vận hành thí điểm là nhằm thử nghiệm tính đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý, tính đán ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để các đơn vị điện lực làm quen với cơ chế vận hành của thị trường, cũng như đánh giá tác động của thị trường phát điện cạnh tranh.
Kết quả vận hành thị trường thí điểm sẽ là cơ sở để điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chuyển sang vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Vì vậy, đây là bước đi cần thiết, nhằm giảm thiểu xuống mức thấp nhất các rủi ro co thể phát sinh khi chuyển đổi từ cơ chế hiện tại sang vận hành theo thị trường, ông Cường nói.
Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, các nhà máy còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia thị trường, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch, ông Cường cho biết.
Thông tin trên được lãnh đạo Cục điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định tại buổi Lễ khởi công thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm, vừa được diễn ra sáng nay (1/7), tại Hà Nội.
Thị trường phát điện cạnh tranh mới là bước đi đầu tiên
Theo đại diện Bộ Công thương, việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động vận hành và định giá của phát điện, đồng thời tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy, theo nguyên tắc huy động các mức công sức của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Theo ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, việc thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95 sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy với công ty Mua bán điện; 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của đơn vị phát điện, đưa ra tín hiệu phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội, ông Cường cho biết.
Người dân vẫn được mua điện theo giá Nhà nước
Theo ông Cường, do thị trường điện cạnh tranh là vấn đề mới, phức tạp nên cần được tiến hành thận trọng, từng bước. Việc vận hành thí điểm là nhằm thử nghiệm tính đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý, tính đán ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để các đơn vị điện lực làm quen với cơ chế vận hành của thị trường, cũng như đánh giá tác động của thị trường phát điện cạnh tranh.
Kết quả vận hành thị trường thí điểm sẽ là cơ sở để điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chuyển sang vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Vì vậy, đây là bước đi cần thiết, nhằm giảm thiểu xuống mức thấp nhất các rủi ro co thể phát sinh khi chuyển đổi từ cơ chế hiện tại sang vận hành theo thị trường, ông Cường nói.
Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, các nhà máy còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia thị trường, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch, ông Cường cho biết.
Vì vậy, trong giai đoạn thí điểm này, do giá điện vẫn thuộc Nhà nước quản lý nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện có thay đổi như thế nào, thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá nhà nước quy định, ông Cường khẳng định.
Theo giới thiệu của Bộ Công Thương, thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm dự kiến sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1: chào giá, xếp lịch và thanh toán. Giai đoạn 2: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào và tính toán thanh toán theo thị trường nhưng không thanh toán theo giá thị trường mà toàn bộ sản lượng điện năng được thanh toán theo giá hợp đồng. Giai đoạn 3: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, tính toán theo giá thị trường. Từng bước thực hiện thanh toán theo thị trường đối với các đơn vị phát điện có đầy đủ điều kiện. Khi bắt đầu thực hiện vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm, trong tổng số 73 nhà máy điện có công suất lớn hơn 30MW, sẽ có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường (dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ có 55 nhà máy điện trực tiếp chào giá). Tổng công suất đặt của các nhà máy trực tiếp chào giá trên thị trường chiếm khoảng 61% công suất đặt toàn hệ thống điện. |
Minh Hường// VnMedia
0 nhận xét