9h tối, tổng giám đốc một ngân hàng bắt cuộc gọi của phóng viên: “Mấy ngày nay họp liên miên, hôm nay đến giờ mới kết thúc”.
Với giới ngân hàng, những cuộc họp kéo dài đến tối muộn như vậy không hiếm, nhất là những thời điểm căng thẳng lãi suất, tỷ giá. Lúc này, lại xuất hiện những vấn đề mới ảnh hưởng đến hoạt động. Dư địa để tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu dồn lại 6 tháng cuối năm, nhưng các ngân hàng khó đẩy mạnh bởi có nhiều rào cản.
Thông tin mà vị tổng giám đốc này chia sẻ là, gần đây có hiện tượng nhiều doanh nghiệp trả nợ trước hạn. Tìm hiểu nguyên nhân, nhu cầu vay vốn và cần vốn vẫn lớn, nhưng họ buộc phải tìm cách trả nợ do không trụ nổi với lãi suất vay quá cao nếu tiếp tục kéo dài. Thêm vào đó, lượng hàng tồn kho dày lên, sản xuất đình trệ, cộng thêm gánh nặng lãi suất cao khiến rủi ro trong hoạt động càng lớn.
Vậy nên, trong thời gian tới, dư địa tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu còn lớn, ngân hàng cho vay nhưng những doanh nghiệp đó chưa chắc đã dám vay nếu lãi suất vẫn cao như hiện nay.
Trên diễn đàn Quốc hội, báo cáo của Ủy ban Kinh tế có một nhận định đáng chú ý: “Qua giám sát của Ủy ban Kinh tế, đa số các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Lãi suất tăng cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, không ít dự án bị đình hoãn hoặc có nguy cơ đình hoãn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 và năm 2012”.
Dẫn chứng đưa ra là, từ đầu năm 2011 đến nay, tại Bắc Giang có 43 doanh nghiệp xin ngừng hoạt động, tăng mạnh so với năm 2010 (30 doanh nghiệp); tại Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm đã giải thể và thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh 44 doanh nghiệp; tại Hưng Yên, khảo sát cho thấy chỉ có 30% số doanh nghiệp tiếp cận được vốn và có thể tạm đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh…
Cùng với thực tế trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc điều tiết tăng trưởng tín dụng, liều lượng, thời điểm cần được tính toán, để tránh tình trạng khối lượng tiền tăng cao vào cuối năm gây sức ép cân đối tiền hàng, làm gia tăng lạm phát.
6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới nhỉnh hơn 7%, mức còn lại theo chỉ tiêu có tới 13%. Tương tự, tổng phương tiện thanh toán sau 6 tháng mới chỉ tăng khoảng 2,5%, trong khi chỉ tiêu cả năm là 15% - 16%. Với chỉ tiêu và thực tế đã thực hiện đó, liệu có tình trạng “no dồn, đói góp” hay không? Hay việc điều tiết liều lượng thời gian qua là có vấn đề?
Theo tổng giám đốc ngân hàng trên, việc điều tiết là một chuyện trong điều hành, nhưng thực tế hơn là với lãi suất quá cao thì tín dụng tăng trưởng chậm là dễ hiểu. Thêm vào đó, rào cản giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng và lộ trình rút tỷ trọng tín dụng phi sản xuất khiến các nhà băng cũng phải liệu cơm gắp mắm khi giải ngân.
Tại cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước mới đây, ý kiến từ một số ngân hàng thương mại cho rằng cần xem xét lại giới hạn 20% đó, cũng như khái niệm “phi sản xuất”. Bởi họ cho rằng, ngân hàng vừa tăng vốn mạnh trong khi tín dụng năm ngoái thấp nên giới hạn 20% đó là không hợp lý; hay thành viên này có hệ số an toàn vốn rất cao, đảm bảo tốt các tiêu chí an toàn quy định thì vẫn có thể cho vay nhiều hơn những ngân hàng có các hạng mức an toàn thấp hơn. Và nếu cào bằng như vậy thì sẽ hạn chế sự phân bổ của các nguồn lực.
Tương tự, khái niệm “phi sản xuất” hiện cũng đánh đồng nhiều nhu cầu vào một rổ để siết, thay vì phân loại chi tiết và cụ thể. Trong khi đó, nhiều đối tượng tín dụng phi sản xuất là đầu ra quan trọng của sản xuất.
Việc gom các đối tượng có những đặc điểm khác nhau cho vào cùng một chỉ tiêu, áp cùng một khái niệm để quản lý và điều tiết có lẽ đơn giản hơn là phải phân tích, phân loại cụ thể cho phù hợp hơn với thực tế. Liệu có phải do cơn bão lạm phát ập đến quá nhanh và cách đơn giản hơn đã được lựa chọn?
Những tháng cuối năm, phần còn lại của chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tổng phương tiện thanh toán, vẫn còn lớn. Nhưng khi tín dụng bị siết và cào bằng như vậy sẽ hạn chế yếu tố cạnh tranh, thiếu cạnh tranh thì lãi suất vẫn chưa thể giảm. Thêm vào đó, lạm phát bất thần tăng trở lại trong tháng 7 này, khiến cơ hội giảm lãi suất thêm khó.
Suốt từ hồi đầu năm đến nay, rất nhiều lần tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ, vấn đề “giảm dần lãi suất” được đặt ra, nhưng cho đến thời điểm này, cũng như trong ngắn hạn, là chưa thấy hiện thực.
Trong khi đó, hiện tượng các doanh nghiệp phải trả nợ trước hạn do không trụ nổi lãi suất cao, hay tình trạng phải đóng cửa như dẫn chứng mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra là một thực tế cho thấy, trong thời gian tới, miếng bánh tăng trưởng tín dụng còn lớn, nhưng sẽ khó nuốt…
Những tháng cuối năm, phần còn lại của chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tổng phương tiện thanh toán, vẫn còn lớn - Ảnh: Getty.
Với giới ngân hàng, những cuộc họp kéo dài đến tối muộn như vậy không hiếm, nhất là những thời điểm căng thẳng lãi suất, tỷ giá. Lúc này, lại xuất hiện những vấn đề mới ảnh hưởng đến hoạt động. Dư địa để tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu dồn lại 6 tháng cuối năm, nhưng các ngân hàng khó đẩy mạnh bởi có nhiều rào cản.
Thông tin mà vị tổng giám đốc này chia sẻ là, gần đây có hiện tượng nhiều doanh nghiệp trả nợ trước hạn. Tìm hiểu nguyên nhân, nhu cầu vay vốn và cần vốn vẫn lớn, nhưng họ buộc phải tìm cách trả nợ do không trụ nổi với lãi suất vay quá cao nếu tiếp tục kéo dài. Thêm vào đó, lượng hàng tồn kho dày lên, sản xuất đình trệ, cộng thêm gánh nặng lãi suất cao khiến rủi ro trong hoạt động càng lớn.
Vậy nên, trong thời gian tới, dư địa tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu còn lớn, ngân hàng cho vay nhưng những doanh nghiệp đó chưa chắc đã dám vay nếu lãi suất vẫn cao như hiện nay.
Trên diễn đàn Quốc hội, báo cáo của Ủy ban Kinh tế có một nhận định đáng chú ý: “Qua giám sát của Ủy ban Kinh tế, đa số các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Lãi suất tăng cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, không ít dự án bị đình hoãn hoặc có nguy cơ đình hoãn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 và năm 2012”.
Dẫn chứng đưa ra là, từ đầu năm 2011 đến nay, tại Bắc Giang có 43 doanh nghiệp xin ngừng hoạt động, tăng mạnh so với năm 2010 (30 doanh nghiệp); tại Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm đã giải thể và thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh 44 doanh nghiệp; tại Hưng Yên, khảo sát cho thấy chỉ có 30% số doanh nghiệp tiếp cận được vốn và có thể tạm đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh…
Cùng với thực tế trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc điều tiết tăng trưởng tín dụng, liều lượng, thời điểm cần được tính toán, để tránh tình trạng khối lượng tiền tăng cao vào cuối năm gây sức ép cân đối tiền hàng, làm gia tăng lạm phát.
6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới nhỉnh hơn 7%, mức còn lại theo chỉ tiêu có tới 13%. Tương tự, tổng phương tiện thanh toán sau 6 tháng mới chỉ tăng khoảng 2,5%, trong khi chỉ tiêu cả năm là 15% - 16%. Với chỉ tiêu và thực tế đã thực hiện đó, liệu có tình trạng “no dồn, đói góp” hay không? Hay việc điều tiết liều lượng thời gian qua là có vấn đề?
Theo tổng giám đốc ngân hàng trên, việc điều tiết là một chuyện trong điều hành, nhưng thực tế hơn là với lãi suất quá cao thì tín dụng tăng trưởng chậm là dễ hiểu. Thêm vào đó, rào cản giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng và lộ trình rút tỷ trọng tín dụng phi sản xuất khiến các nhà băng cũng phải liệu cơm gắp mắm khi giải ngân.
Tại cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước mới đây, ý kiến từ một số ngân hàng thương mại cho rằng cần xem xét lại giới hạn 20% đó, cũng như khái niệm “phi sản xuất”. Bởi họ cho rằng, ngân hàng vừa tăng vốn mạnh trong khi tín dụng năm ngoái thấp nên giới hạn 20% đó là không hợp lý; hay thành viên này có hệ số an toàn vốn rất cao, đảm bảo tốt các tiêu chí an toàn quy định thì vẫn có thể cho vay nhiều hơn những ngân hàng có các hạng mức an toàn thấp hơn. Và nếu cào bằng như vậy thì sẽ hạn chế sự phân bổ của các nguồn lực.
Tương tự, khái niệm “phi sản xuất” hiện cũng đánh đồng nhiều nhu cầu vào một rổ để siết, thay vì phân loại chi tiết và cụ thể. Trong khi đó, nhiều đối tượng tín dụng phi sản xuất là đầu ra quan trọng của sản xuất.
Việc gom các đối tượng có những đặc điểm khác nhau cho vào cùng một chỉ tiêu, áp cùng một khái niệm để quản lý và điều tiết có lẽ đơn giản hơn là phải phân tích, phân loại cụ thể cho phù hợp hơn với thực tế. Liệu có phải do cơn bão lạm phát ập đến quá nhanh và cách đơn giản hơn đã được lựa chọn?
Những tháng cuối năm, phần còn lại của chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tổng phương tiện thanh toán, vẫn còn lớn. Nhưng khi tín dụng bị siết và cào bằng như vậy sẽ hạn chế yếu tố cạnh tranh, thiếu cạnh tranh thì lãi suất vẫn chưa thể giảm. Thêm vào đó, lạm phát bất thần tăng trở lại trong tháng 7 này, khiến cơ hội giảm lãi suất thêm khó.
Suốt từ hồi đầu năm đến nay, rất nhiều lần tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ, vấn đề “giảm dần lãi suất” được đặt ra, nhưng cho đến thời điểm này, cũng như trong ngắn hạn, là chưa thấy hiện thực.
Trong khi đó, hiện tượng các doanh nghiệp phải trả nợ trước hạn do không trụ nổi lãi suất cao, hay tình trạng phải đóng cửa như dẫn chứng mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra là một thực tế cho thấy, trong thời gian tới, miếng bánh tăng trưởng tín dụng còn lớn, nhưng sẽ khó nuốt…
Theo VnEconomy
0 nhận xét