Quốc hội khóa 13 vừa qua những ngày đầu tiên của kỳ họp đầu tiên với nhiều cung bậc của cả trách nhiệm và cảm xúc.
Dồn nén hơn cả, có lẽ là phiên họp chiều thứ bảy (23/7), khi việc bầu các chức danh chủ chốt của Quốc hội đã có “điểm nhấn” ngay từ việc chốt danh sách.
Khác với các phiên thảo luận tổ thông thường, khi bàn về nhân sự tại các đoàn, Quốc hội họp riêng. Bởi vậy, đầu phiên họp tại hội trường vào buổi chiều, khi Chủ tọa kỳ họp công bố đã có đề xuất thêm nhân sự cho một số chức danh chủ chốt thì thông tin này đã lập tức xuất hiện trên title nhiều tin nổi bật của một số báo điện tử.
Gây sự chú ý như vậy, bởi lâu nay việc giới thiệu nhân sự để bầu các chức danh chủ chốt của Quốc hội thường không mấy khi có số dư.
Kỳ này cũng vậy, vẫn tròn 18 vị được giới thiệu để bầu 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới. Trong đó, một vị được đề cử để bầu Chủ tịch, 4 ứng viên được giới thiệu để bầu 4 phó chủ tịch.
Kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy không có ứng cử viên nào được ủng hộ 100%. Vị trí nào cũng nhận được phiếu không đồng ý, không thể hiện chính kiến, hoặc cả hai. Có vị trí nhận được tới gần 80 phiếu ở hai dạng này.
Bởi vậy, đã có một số ứng viên được giới thiệu thêm để bầu Chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, qua chính kiến của các ứng viên được giới thiệu thêm và các bước của quá trình làm nhân sự, chỉ còn một trường hợp duy nhất được báo cáo xin ý kiến Quốc hội trước khi “gút” danh sách cuối cùng để bỏ phiếu.
Đó là vị trí được giới thiệu thêm để “cạnh tranh” với ứng viên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước “chọn” làm Trưởng ban Dân nguyện của khóa mới. Kết quả, 52,4% đại biểu tán thành, và danh sách bầu ngay lập tức được bổ sung lên 19 để bầu 18 vị.
Ban kiểm phiếu làm việc, Quốc hội nghỉ giải lao lần đầu. Chuông chưa báo hết giờ, đa số đại biểu đã trở về chỗ ngồi của mình trong hội trường.
Kết quả kiểm phiếu được công bố, 40/497 phiếu không đồng ý chức danh đứng đầu Quốc hội. Con số tương ứng cho các vị phó chủ tịch đều thấp hơn. Tất cả đều trúng cử.
Hội trường chỉ xôn xao khi số phiếu thuận dành cho 1 vị được giới thiệu bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ chiếm 47,2%. Hồi hộp chờ kết quả dành cho nhân sự “cạnh tranh”, song số phiếu đồng ý cũng chỉ chiếm 43%.
Hơi băn khoăn vì khuyết một vị trí quan trọng trong nhân sự chủ chốt của Quốc hội. Nhưng rồi cũng tạm yên tâm khi nghe Chủ tịch Quốc hội khóa 12 đề nghị không cần bầu thêm, vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể sắp xếp được.
Đón Chủ tịch mới. Phát biểu nhậm chức của ông không dài, hơn 600 chữ. Ông nhấn mạnh: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 kiên quyết phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Đây là thông điệp được chú ý đặc biệt. Bởi ngay từ khi kết quả bầu cử còn chưa được công bố, một số vị đại biểu đã chia sẻ với báo chí rằng, rất mong muốn vị chủ tịch mới sẽ quan tâm nhiều hơn, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi tham nhũng, vốn đang được xem là vấn đề nhức nhối, được cử tri nêu ra ở hầu hết các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội.
Kết thúc phát biểu nhậm chức, tân Chủ tịch Quốc hội trao lẵng hoa cho người tiền nhiệm. Vị Chủ tịch Quốc hội khóa 12 vừa tuyên bố kết thúc nhiệm vụ, sau khi nhận hoa đã dừng lại ít phút để có vài lời tâm sự, nhắn gửi thêm.
Ông đã đem đến cho hội trường tiếng cười thoải mái khi hình dung, “sắp tới đồng chí Chủ tịch Quốc hội điều hành ngồi giữa, hai bên có hai phó chủ tịch nữ xinh đẹp và bề thế, một chị người Bắc, một chị Nam Bộ”.
Ông cũng nhớ lại thời điểm đáng nhớ của 4 năm về trước, khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội đã mượn hai câu Kiều để nói thay tâm trạng, rằng: "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn. Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không".
"Khi xuống, nhiều đồng chí bảo làm gì phải khiêm tốn thế? Tôi nói, không, đấy là tình cảm thật của tôi: lo lắng trước nhiệm vụ mới", ông kể.
Và, để gửi gắm lòng tin với người kế nhiệm và lãnh đạo mới của Quốc hội, ông lại xin mượn Kiều: "Chén vui nhớ bữa hôm nay. Chén mừng xin đợi ngày rày... 5 năm sau!".
Vui thì đã. Nhưng mừng xin đợi. Có lẽ nhiều đại biểu và cử tri đồng cảm với gửi gắm của vị Chủ tịch vừa tuyên bố hết nhiệm kỳ.
Vui, bởi 500 vị đại biểu đều trúng cử đều đã được xác nhận đủ tư cách làm đại biểu của dân tại cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Vì những bàn thảo đầu tiên, lá phiếu đầu tiên, nút bấm đầu tiên đã thể hiện sự đồng thuận, song không phải chỉ là đồng ý, đồng ý và… đồng ý.
Cuối nhiệm kỳ liền trước, Quốc hội khóa 12 đã liên tục “ghi điểm” với cử tri và dư luận. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Và vì thế, “chén mừng xin đợi ngày rày… 5 năm sau!”.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ra mắt - Ảnh Chinhphu.vn.
Dồn nén hơn cả, có lẽ là phiên họp chiều thứ bảy (23/7), khi việc bầu các chức danh chủ chốt của Quốc hội đã có “điểm nhấn” ngay từ việc chốt danh sách.
Khác với các phiên thảo luận tổ thông thường, khi bàn về nhân sự tại các đoàn, Quốc hội họp riêng. Bởi vậy, đầu phiên họp tại hội trường vào buổi chiều, khi Chủ tọa kỳ họp công bố đã có đề xuất thêm nhân sự cho một số chức danh chủ chốt thì thông tin này đã lập tức xuất hiện trên title nhiều tin nổi bật của một số báo điện tử.
Gây sự chú ý như vậy, bởi lâu nay việc giới thiệu nhân sự để bầu các chức danh chủ chốt của Quốc hội thường không mấy khi có số dư.
Kỳ này cũng vậy, vẫn tròn 18 vị được giới thiệu để bầu 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới. Trong đó, một vị được đề cử để bầu Chủ tịch, 4 ứng viên được giới thiệu để bầu 4 phó chủ tịch.
Kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy không có ứng cử viên nào được ủng hộ 100%. Vị trí nào cũng nhận được phiếu không đồng ý, không thể hiện chính kiến, hoặc cả hai. Có vị trí nhận được tới gần 80 phiếu ở hai dạng này.
Bởi vậy, đã có một số ứng viên được giới thiệu thêm để bầu Chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, qua chính kiến của các ứng viên được giới thiệu thêm và các bước của quá trình làm nhân sự, chỉ còn một trường hợp duy nhất được báo cáo xin ý kiến Quốc hội trước khi “gút” danh sách cuối cùng để bỏ phiếu.
Đó là vị trí được giới thiệu thêm để “cạnh tranh” với ứng viên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước “chọn” làm Trưởng ban Dân nguyện của khóa mới. Kết quả, 52,4% đại biểu tán thành, và danh sách bầu ngay lập tức được bổ sung lên 19 để bầu 18 vị.
Ban kiểm phiếu làm việc, Quốc hội nghỉ giải lao lần đầu. Chuông chưa báo hết giờ, đa số đại biểu đã trở về chỗ ngồi của mình trong hội trường.
Kết quả kiểm phiếu được công bố, 40/497 phiếu không đồng ý chức danh đứng đầu Quốc hội. Con số tương ứng cho các vị phó chủ tịch đều thấp hơn. Tất cả đều trúng cử.
Hội trường chỉ xôn xao khi số phiếu thuận dành cho 1 vị được giới thiệu bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ chiếm 47,2%. Hồi hộp chờ kết quả dành cho nhân sự “cạnh tranh”, song số phiếu đồng ý cũng chỉ chiếm 43%.
Hơi băn khoăn vì khuyết một vị trí quan trọng trong nhân sự chủ chốt của Quốc hội. Nhưng rồi cũng tạm yên tâm khi nghe Chủ tịch Quốc hội khóa 12 đề nghị không cần bầu thêm, vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể sắp xếp được.
Đón Chủ tịch mới. Phát biểu nhậm chức của ông không dài, hơn 600 chữ. Ông nhấn mạnh: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 kiên quyết phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Đây là thông điệp được chú ý đặc biệt. Bởi ngay từ khi kết quả bầu cử còn chưa được công bố, một số vị đại biểu đã chia sẻ với báo chí rằng, rất mong muốn vị chủ tịch mới sẽ quan tâm nhiều hơn, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi tham nhũng, vốn đang được xem là vấn đề nhức nhối, được cử tri nêu ra ở hầu hết các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội.
Kết thúc phát biểu nhậm chức, tân Chủ tịch Quốc hội trao lẵng hoa cho người tiền nhiệm. Vị Chủ tịch Quốc hội khóa 12 vừa tuyên bố kết thúc nhiệm vụ, sau khi nhận hoa đã dừng lại ít phút để có vài lời tâm sự, nhắn gửi thêm.
Ông đã đem đến cho hội trường tiếng cười thoải mái khi hình dung, “sắp tới đồng chí Chủ tịch Quốc hội điều hành ngồi giữa, hai bên có hai phó chủ tịch nữ xinh đẹp và bề thế, một chị người Bắc, một chị Nam Bộ”.
Ông cũng nhớ lại thời điểm đáng nhớ của 4 năm về trước, khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội đã mượn hai câu Kiều để nói thay tâm trạng, rằng: "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn. Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không".
"Khi xuống, nhiều đồng chí bảo làm gì phải khiêm tốn thế? Tôi nói, không, đấy là tình cảm thật của tôi: lo lắng trước nhiệm vụ mới", ông kể.
Và, để gửi gắm lòng tin với người kế nhiệm và lãnh đạo mới của Quốc hội, ông lại xin mượn Kiều: "Chén vui nhớ bữa hôm nay. Chén mừng xin đợi ngày rày... 5 năm sau!".
Vui thì đã. Nhưng mừng xin đợi. Có lẽ nhiều đại biểu và cử tri đồng cảm với gửi gắm của vị Chủ tịch vừa tuyên bố hết nhiệm kỳ.
Vui, bởi 500 vị đại biểu đều trúng cử đều đã được xác nhận đủ tư cách làm đại biểu của dân tại cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Vì những bàn thảo đầu tiên, lá phiếu đầu tiên, nút bấm đầu tiên đã thể hiện sự đồng thuận, song không phải chỉ là đồng ý, đồng ý và… đồng ý.
Cuối nhiệm kỳ liền trước, Quốc hội khóa 12 đã liên tục “ghi điểm” với cử tri và dư luận. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Và vì thế, “chén mừng xin đợi ngày rày… 5 năm sau!”.
Theo VnEconomy
0 nhận xét