Sự thật về phẩm màu trong mì ăn liền

Lại một lần nữa người tiêu dùng lo lắng về phụ gia thực phẩm, lần này là chất tạo màu trong mì ăn liền và câu chuyện lại bắt đầu từ chính một nhà sản xuất, vì muốn quảng cáo sản phẩm của mình mà gây nên dư luận dựa vào sự thiếu thông tin của người tiêu dùng.
Vậy tartrazine là gì, nó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và còn có những chất màu nào khác đang được sử dụng trong thực phẩm?
Trong hầu hết các sản phẩm mì ăn liền trên thị trường đều có sử dụng tartrazine để giúp cho sợi mì có màu vàng, tuy nhiên thực tế thì màu vàng của sợi mì không chỉ do tartrazine tạo nên, nó là kết quả của sự phối hợp của tartrazine, các chất màu do phản ứng Maillard tạo thành các hợp chất melanoidin có màu vàng nâu và cả màu của dầu chiên. Đặc biệt các sản phẩm mì được chiên bằng công nghệ chiên ngập dầu truyền thống sẽ có màu vàng do dầu được chiên trong thời gian khá dài, trong thời gian đó các vụn mì rơi ra sẽ bị cháy làm cho dầu chiên có màu vàng.
Tartrazine có công thức hóa học C16H9N4Na3O9S2, danh pháp quốc tế là trisodium (4E)-5-oxo-1-(4-sulfonatophenyl)-4-[(4-sulfonatophenyl) hydrazono]-3-pyrazole-carboxylate, mã số quốc tế E102, là một chất tạo màu vàng chanh và có cường độ tạo màu khá cao, chỉ một lượng rất nhỏ đã có thể tạo ra một màu vàng khá đậm.
Theo WHO thì chưa có đủ bằng chứng kết luận về tác động của tartrazine đối với con người, ngoài ra Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư Quốc tế - IARC cũng không xếp tartrazine vào nhóm các chất có khả năng gây ung thư. Hiện tại, Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) khuyến cáo mức ăn vào chấp nhận được ADI đối với tartrazine là 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Người tiêu dùng lựa chọn mua mì ăn liền - Ảnh: Báo Hà Nội Mới.
Theo danh mục về phụ gia cho phép sử dụng tại Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 3742/2001 của Bộ Y Tế thì tartrazine được phép sử dụng trong thực phẩm và liều lượng giới hạn tùy thuộc vào sản phẩm, ví dụ trong sản phẩm snack từ ngũ cốc 200 mg/kg sản phẩm, trong các sản phẩm sữa lên men là 18 mg/kg sản phẩm.
Về phương diện lịch sử, tartrazine đã được cho phép sử dụng lần đầu tiên từ năm 1916, và kể từ năm 1969, tartrazine đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ - FDA đưa vào danh sách 10 loại chất tạo màu được phép "lâu dài" ("permanently listed") khi sử dụng trong thực phẩm.
Như vậy, việc sử dụng chất màu tartrazine trong thực phẩm trên thực tế là một việc rất bình thường và hầu như không nguy hại, bởi ngoài việc các tác động không chứng minh được thì người tiêu dùng sẽ không chọn lựa những sản phẩm có sử dụng nhiều tartrazine do chúng sẽ tạo ra màu không tự nhiên.
Tartrazine trong mì ăn liền với hàm lượng thực tế không lớn, người tiêu dùng hàng ngày đang sử dụng rất nhiều những sản phẩm chứa tartrazine mà không hề biết, các sản phẩm đó có thể là thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm như: bánh, kẹo, nước giải khát, nước tăng lực, bánh pudding, bột ngũ cốc, các loại bánh bông lan, pop corn, nước uống thể thao, kem, mứt...; trong ngành dược là một số loại viên bổ sung vitamin, viên kháng acid dạ dày...; trong mỹ phẩm như dầu gội, kem dưỡng ẫm, mỹ phẩm...
Một yếu tố thứ hai cấu thành nên màu vàng của mì ăn liền cần được quan tâm hơn đó là việc sử dụng dầu chiên trong công nghệ chiên mì trực tiếp kiểu ngập dầu truyền thống. Trong công nghệ này, mì được chiên ngập trong dầu và thực tế hầu như không có việc thay dầu mà sau một khoảng thời gian chiên, một lượng dầu đã ngấm vào sợi mì làm giảm lượng mì trong chảo, khi đó người ta sẽ bổ sung thêm một lượng dầu mới vào để pha loãng dầu cũ và tiếp tục chiên. Sản phẩm mì dùng công nghệ này sẽ có màu vàng tương đối sậm, mà theo thị hiếu của người tiêu dùng thì mì chiên vàng mới đẹp và ngon!
Về mặt khoa học thì dầu chiên ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài sẽ bị oxy hóa, tạo thành các peroxide, các chất này đã được chứng mình là có khả năng gây ung thư. Chính vì vậy, trong các sản phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là các sản phẩm qua chiên người ta luôn sử dụng các chất chống oxy hóa chất béo như BHA, BHT, TBHQ... để giúp hạn chế hiện tượng oxy hóa chất béo.
Ngoài ra, hiện nay có một công nghệ sản xuất mì ăn liền áp dụng kỹ thuật chiên phun để hạn chế hiện tượng dầu bị gia nhiệt quá lâu và tránh hiện tượng vụn mì rơi ra trong dầu bị cháy gây ảnh hưởng đến dầu chiên. Sản phẩm mì ăn liền sản xuất theo công nghệ chiên phun sẽ có màu hơi trắng sáng, ít vàng nên người tiêu dùng thường không quen, trường hợp này có thể nhà sản xuất sẽ tăng liều lượng tartrazine sử dụng, nhưng cũng sẽ không đáng kể.
Một lần nữa, người tiêu dùng không nên quá hoang mang vì những quảng cáo của một nhà sản xuất nào đó nhằm mục đích gây sự chú ý đối với họ, mà hãy bình tâm chọn lựa những sản phẩm từ những nhà sản xuất mình tin cậy.
---------------------------------
* Trần Trọng Vũ: Giảng viên khoa Công Nghệ Thực Phẩm - Đại học Công Nghệ Sài Gòn
Theo SGTT

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia