Từ nguyên liệu đến con bài chiến lược
Đất hiếm là tên gọi chung để chỉ các loại nguyên liệu đặc biệt như bô-xít, kẽm, ma-nhê-đi-um, than cốc... Các nguyên liệu này là thành phần tối quan trọng trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như màn hình tinh thể lỏng, ổ đĩa máy tính, máy nghe nhạc iPod... và quan trọng hơn là đất hiếm còn được sử dụng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.
Hiện nay Trung Quốc là quốc gia chiếm tới 97% sản lượng đất hiếm được sử dụng trên thế giới (trong bối cảnh Nga và Mỹ là những nước cũng có nhiều tiềm năng về nguồn đất hiếm này nhưng chưa tiến hành khai thác rộng rãi). Do vậy, đây chính là công cụ quan trọng để Trung Quốc có thể chơi con bài đất hiếm. Đặng Tiểu Bình đã từng nói "Nếu Trung Đông có dầu mỏ thì Trung Quốc có đất hiếm".
Trung Quốc là quốc gia chiếm tới 97% sản lượng đất hiếm được sử dụng trên thế giớ. |
Hệ lụy đối với thế giới
Chính vì quyết định gây nhiều tranh cãi đó mà Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chỉ trích của nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản, một quốc gia rất cần đất hiếm trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao. Cuộc chiến về đất hiếm giữa Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra căng thẳng trong một thời gian dài.
Tiếp theo đó là các quốc gia như Mỹ, Mexico và Liên minh châu Âu đã kiện hành vi hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc lên WTO. Tại châu Âu, các hoạt động công nghiệp liên quan đến việc sử dụng đất hiếm chiếm khoảng 4% hoạt động công nghiệp của EU và liên quan đến khoảng 500.000 việc làm. Tại Mỹ, quyết định này của Trung Quốc có thể liên quan đến hàng nghìn việc làm tại Mỹ. Các nước này cũng cho rằng chính quyết định của Trung Quốc đã làm giá đất hiếm tăng cao và gián tiếp làm tăng giá thành các sản phẩm sử dụng đất hiếm trong quá trình sản xuất. Đồng thời làm tăng cạnh tranh không lành mạnh giữa những nhà sản xuất của Trung Quốc và những nhà sản xuất của các quốc gia khác trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu là đất hiếm.
WTO: Quyết định của Trung Quốc là không chính đáng
Nhiều sản phẩm công nghệ cao cần sử dụng đất hiếm. |
Trước quyết định này của WTO, nhiều nước đã tỏ ra vui mừng. Đại diện thương mại của Mỹ - ông Ron Kirk cho rằng "quyết định trên là một chiến thắng quan trọng đối với các ngành công nghiệp và những người lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Tất cả các thành viên của WTO dù là nước phát triển hay đang phát triển đều có quyền tiếp cận các nguồn nguyên liệu để tăng trưởng và duy trì sự thịnh vượng".
Về phần mình, cao ủy phụ trách thương mại EU ông Karel De Gucht cho rằng phán quyết của WTO là một "dấu hiệu cứng rắn" để nói rằng cần phải tránh việc áp đặt các hình thức cấm đoán không công bằng trong thương mại".
Theo quy định, các bên liên quan có 60 ngày để xem xét và kháng cáo quyết định của WTO. Và có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ kháng cáo trong những tuần tới đây.
Theo VEF
0 nhận xét