Ảnh minh họa |
Tại Hội thảo Xu hướng phát triển nhà ở và đô thị, diễn ra tại Hà Nội hôm 6/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đưa ra dự báo, đến năm 2040, tỷ lệ đô thị hoá tại VN sẽ đạt 50% (hiện tại đang là 30,5%); tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần hiện tại và gấp 4 lần so với năm 2020.
Cùng với đó, sẽ có thêm khoảng 20 triệu người VN chuyển đến sống tại các thành phố (hiện con số này là 26 triệu). Như vậy, nếu quá trình đô thị hoá tăng thêm 19,5%, tốc độ tăng của quá trình này so với thời điểm hiện tại đạt 39%, thì tốc độ tăng dân số đô thị trong 30 năm tới sẽ đạt mức trên 43%.
Đây rõ ràng là chênh lệch đáng kể. Khi mật độ dân số đô thị tăng nhanh sẽ gây áp lực nhiều hơn nữa lên hệ thống hạ tầng đô thị, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác liên quan đến xã hội, môi trường, văn hóa...
Nhìn lại thời kỳ 1999-2010, bà Đỗ Tú Loan, Cục Phó Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng cho rằng, các đô thị của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đem lại bộ mặt mới cho các thành phố. Kinh tế đô thị đang chiếm khoảng 70% GDP của cả nước.
Chỉ trong hơn 10 năm, dân số đô thị đã tăng gần 30%, từ 18,3 lên 26 triệu người. Mức tăng dân số đô thị cũng khá tương đồng với tốc độ tăng của quá trình đô thị hoá là 32% (từ tỷ lệ đô thị hoá 20,7% năm 1999 lên 30,5% ở hiện tại).
Đến tháng 5/2011, Việt Nam có 755 đô thị, tăng thêm 126 đô thị so với thống kê năm 1999. Tính trung bình, mỗi tháng chúng ta có thêm 1 đô thị. Song, phân bố hệ thống đô thị trên toàn quốc không đồng đều do quá trình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện địa hình, điều kiện đầu tư, kết nối hạ tầng từng vùng miền địa phương.
Ngoài ra, mô hình phát triển khu đô thị mới cũng rất phát triển. Lấy dấu mốc từ năm 1998, qua hơn 10 năm, hiện cả nước đã có 549 khu đô thị mới với tổng diện tích trên 50.000 hecta. Đó là chưa kể còn hàng trăm dự án nhà ở lớn nhỏ đã và đang triển khai.
Mặc dù vậy, đại diện Cục Phát triển Đô thị cũng thừa nhận, tỷ lệ nhập cư đô thị lớn đang gây mất cân bằng sinh thái, cùng với năng lực quản lý chưa chặt của các cấp quản lý, dẫn tới đang phát sinh nhiều khu nhà ở kém chất lượng, quy hoạch và kiến trúc lộn xộn, kết nối thiếu đồng bộ.
Vấn đề chất thải đô thị, mảng xanh trong đô thị cũng chưa được quan tâm đúng mức khi tỷ lệ xây xanh trong đô thị chỉ từ 2-5m2/người, rất thấp so với mục tiêu 10-15m2/người; thực trạng đầu cơ nhà ở, căn hộ tại các dự án khu đô thị mới cũng là một vấn đề nổi cộm.
Do đó, bà Đỗ Tú Loan bật mí, Bộ Xây dựng đang cho rà soát lại sự phát triển của các khu đô thị mới để có định hướng phát triển toàn diện, bền vững, hạn chế tình trạng đầu cơ, đầu tư găm giữ mà chưa đi sát vào nhu cầu ở thực của số đông.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Phát triển Nhà ở và Thị trường BĐS phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây cho hay, công khai minh bạch thị trường nhà ở, cung cấp nhà ở cho người dân theo cơ chế thị trường, phát triển các loại hình nhà ở phi thị trường: nhà thu nhập thấp, nhà sinh viên, công nhân... là những biện pháp mà Bộ này đang và sẽ đẩy mạnh để bình ổn và phát triển bền vững thị trường thời gian tới.
Cùng với đó, sẽ có thêm khoảng 20 triệu người VN chuyển đến sống tại các thành phố (hiện con số này là 26 triệu). Như vậy, nếu quá trình đô thị hoá tăng thêm 19,5%, tốc độ tăng của quá trình này so với thời điểm hiện tại đạt 39%, thì tốc độ tăng dân số đô thị trong 30 năm tới sẽ đạt mức trên 43%.
Đây rõ ràng là chênh lệch đáng kể. Khi mật độ dân số đô thị tăng nhanh sẽ gây áp lực nhiều hơn nữa lên hệ thống hạ tầng đô thị, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác liên quan đến xã hội, môi trường, văn hóa...
Nhìn lại thời kỳ 1999-2010, bà Đỗ Tú Loan, Cục Phó Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng cho rằng, các đô thị của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đem lại bộ mặt mới cho các thành phố. Kinh tế đô thị đang chiếm khoảng 70% GDP của cả nước.
Chỉ trong hơn 10 năm, dân số đô thị đã tăng gần 30%, từ 18,3 lên 26 triệu người. Mức tăng dân số đô thị cũng khá tương đồng với tốc độ tăng của quá trình đô thị hoá là 32% (từ tỷ lệ đô thị hoá 20,7% năm 1999 lên 30,5% ở hiện tại).
Đến tháng 5/2011, Việt Nam có 755 đô thị, tăng thêm 126 đô thị so với thống kê năm 1999. Tính trung bình, mỗi tháng chúng ta có thêm 1 đô thị. Song, phân bố hệ thống đô thị trên toàn quốc không đồng đều do quá trình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện địa hình, điều kiện đầu tư, kết nối hạ tầng từng vùng miền địa phương.
Ngoài ra, mô hình phát triển khu đô thị mới cũng rất phát triển. Lấy dấu mốc từ năm 1998, qua hơn 10 năm, hiện cả nước đã có 549 khu đô thị mới với tổng diện tích trên 50.000 hecta. Đó là chưa kể còn hàng trăm dự án nhà ở lớn nhỏ đã và đang triển khai.
Mặc dù vậy, đại diện Cục Phát triển Đô thị cũng thừa nhận, tỷ lệ nhập cư đô thị lớn đang gây mất cân bằng sinh thái, cùng với năng lực quản lý chưa chặt của các cấp quản lý, dẫn tới đang phát sinh nhiều khu nhà ở kém chất lượng, quy hoạch và kiến trúc lộn xộn, kết nối thiếu đồng bộ.
Vấn đề chất thải đô thị, mảng xanh trong đô thị cũng chưa được quan tâm đúng mức khi tỷ lệ xây xanh trong đô thị chỉ từ 2-5m2/người, rất thấp so với mục tiêu 10-15m2/người; thực trạng đầu cơ nhà ở, căn hộ tại các dự án khu đô thị mới cũng là một vấn đề nổi cộm.
Do đó, bà Đỗ Tú Loan bật mí, Bộ Xây dựng đang cho rà soát lại sự phát triển của các khu đô thị mới để có định hướng phát triển toàn diện, bền vững, hạn chế tình trạng đầu cơ, đầu tư găm giữ mà chưa đi sát vào nhu cầu ở thực của số đông.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Phát triển Nhà ở và Thị trường BĐS phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây cho hay, công khai minh bạch thị trường nhà ở, cung cấp nhà ở cho người dân theo cơ chế thị trường, phát triển các loại hình nhà ở phi thị trường: nhà thu nhập thấp, nhà sinh viên, công nhân... là những biện pháp mà Bộ này đang và sẽ đẩy mạnh để bình ổn và phát triển bền vững thị trường thời gian tới.
Theo VEF
0 nhận xét