Sản xuất và tiêu thụ cá tra chưa “gặp nhau” - Người nuôi ôm trọn rủi ro

VASEP đánh giá, tình hình xuất khẩu cá tra có bước cải thiện đáng kể. 6 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu đạt 319.000 tấn sản phẩm cá tra đạt kim ngạch 828 triệu USD, tăng 27% về giá trị và gần 5% về sản lượng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trước thực trạng giá cá nguyên liệu sụt giảm mạnh, doanh nghiệp chỉ tập trung mua cá dưới 750g, lượng cá quá lứa tồn đọng tăng lên, chi phí đầu tư cao…, tại hội nghị về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra diễn ra ở Cần Thơ ngày 22-7, nhiều ý kiến khẳng định: Người nuôi cá tra ĐBSCL luôn bị động, ôm trọn các rủi ro!
Nông dân ĐBSCL thu hoạch cá tra.
Giá cá tra ở ĐBSCL mấy ngày qua tiếp tục giảm, loại 1 chỉ còn 24.000-25.000 đồng/kg; cá quá lứa 21.000-22.000 đồng/kg nhưng nông dân vẫn rất khó bán.
Ông Phan Thành Lai, ở cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), than vãn: “Tôi còn 3 ao cá tra quá lứa hơn 1.000 tấn, kêu bán nhiều ngày qua nhưng các nhà máy chưa tới cân. Mỗi ngày “neo” cá tại ao, tôi phải bỏ ra 22 - 25 triệu đồng thức ăn, chưa tính công chăm sóc…”.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ trang trại, chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, bức xúc: “Tôi ký hợp đồng với doanh nghiệp có nhà máy tại An Giang với giá 27.700 đồng/kg, nhưng khi giá cá xuống doanh nghiệp bẻ kèo không bắt cá với lý do cá quá lứa, bệnh... Tôi yêu cầu xem giấy tờ xác định cá bệnh thì họ không đưa”.
Cùng chung bức xúc, ông Trần Văn (Hùng Cá) ở Đồng Tháp phản ánh: “Lúc cá tra khan hiếm, doanh nghiệp nói nhà nước không huy động người dân nuôi. Lúc thừa doanh nghiệp đổ cho nông dân nuôi tự phát. Lúc giá cá nguyên liệu tăng từ 18.000 đồng/kg lên 28.000 đồng/kg, phần này nông dân không phải lấy từ doanh nghiệp mà từ tỷ giá chênh lệch USD tăng lên. Thực tế dư thừa 30.000 tấn cá tra, tôi cho là có nhưng với công suất hiện nay, các doanh nghiệp chỉ cần “mần” 6 ngày là hết rồi. Doanh nghiệp đừng dồn hết khó khăn lại cho dân. Các bộ, ngành phải hết sức công bằng, đừng nghiêng về 1 phía”.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Giám đốc Công ty Cafatex, nói: “Chúng ta đang thực hiện cá loại 1kg/con, nhưng tại sao có chuyện cá dưới 1 kg mới bán được? Gần đây, các đối tác Mỹ đặt hàng lớn, với mức size 450 - 850g theo đặc tính của thị trường này. Các doanh nghiệp lớn nhận đơn hàng rồi thì nhào vô làm mà không cùng họp, xử lý; đồng thời dừng mua cá size lớn. Tự nhiên mua cá 1kg, giờ đòi 850g, nông dân làm sao biết được. Đây là sự việc có tính toán, dù vô tình?”.
Nông dân phản ánh cá tồn đọng, quá lứa còn nhiều nhưng các doanh nghiêp, VASEP khẳng định ngược lại. Hiện ngành nông nghiệp các địa phương, VASEP, ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL, Bộ NN-PTNT cũng chưa có con số chính thức về vấn đề này...
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, Phó chủ tịch VASEP: Liên kết sản xuất, nông dân giảm được 15 - 20% giá thành
Giá thành nuôi cá tra của nông dân có tiền khoảng 20.000 đồng/kg, tương đương với doanh nghiệp nuôi. Còn những nông dân không có tiền thì thông qua đại lý thức ăn (chịu 7% chiết khấu hoa hồng từ nhà máy), cộng với tăng giá 300-500 đồng/kg (4%), bị áp dụng lãi suất 2-2,5%. Đối với vùng nuôi của doanh nghiệp thì được hoàn thuế VAT 5%, còn nông dân thì không. Các đoạn trung gian này làm cho giá thành của nông dân nuôi nhỏ lẻ tăng cao hơn vùng nuôi của doanh nghiệp 15-20%. Nông dân nên vào HTX nuôi trồng, mua thẳng thức ăn với nhà máy sản xuất, hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp chế biến, được ngân hàng cho vay. Như vậy được hoàn VAT 5%, không chịu 10% hoa hồng đại lý, giá thành tự nhiên giảm 15%.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp: Cá quá lứa là do doanh nghiệp không nhiệt tình đi bắt
Chúng ta họp nhiều lần nhưng những điểm mấu chốt nhất không giải quyết đến nơi đến chốn gây khó khăn cho ĐBSCL. Hộ nuôi nhỏ lẻ thật sự không còn nữa. 1 ha nuôi cá tra bây giờ vốn khoảng 7 tỷ đồng. Khó có đại lý nào bán nợ cho người nuôi mấy tỷ đồng. Hầu hết người nuôi đều mua thức ăn từ nhà máy. Vấn đề vốn, thành lập HTX cũng không có tài sản thế chấp vay ngân hàng. Việc liên kết, thực tế các doanh nghiệp không theo họp đồng mẫu mà tự đưa ra hợp đồng của mình. Khi có sự cố thì những bất lợi đều dồn cho người nuôi.
Vấn đề cá quá cỡ là doanh nghiệp không nhiệt tình đi bắt cá dẫn đến tồn đọng nhiều. Nông dân không cố tình để cá quá lứa vì càng cho ăn nhiều, cá càng lớn, giá thấp thì lỗ càng nặng. Cơ chế cho vay hiện tại thì ngân hàng giống như “tiệm cầm đồ” vì có thế chấp thì vay, không thì thôi. Giá thành càng cao, rủi ro càng nhiều, lợi nhuận thấp thì sao an tâm lo đầu tư chất lượng.


BÌNH ĐẠI 
SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia