Có một câu hỏi lớn đang được rất nhiều người quan tâm, quân đội Nga hiện nay đang phục hồi hay vẫn tiếp tục chìm trong suy thoái.
Giới phân tích chính trị và quân sự của Nga đã hình thành 2 trường phái, một bên đưa ra các dẫn chứng và lập luận cho rằng: Quân đội vẫn đang chìm trong sự khủng hoảng và suy thoái. Một trường phái khác cũng đưa ra các dẫn chứng cho thấy quân đội đang trên đà phục hồi sức mạnh.
Trường phái "suy thoái"
Nhóm các nhà phân tích với nhận định khá bi quan về sức mạnh và sự phục hồi của quân đội Nga cho rằng: Lá chắn duy nhất đang bảo vệ Nga trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài là nhờ hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, hệ thống ICBM này được chế tạo đã quá lâu và sự suy giảm năng lực chiến đấu là điều không thể tránh khỏi. Đa phần các hệ thống vũ khí trong quân đội Nga hiện nay được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Trong một thời gian dài, quân đội bị khủng hoảng nhân lực một cách nghiêm trọng. Khả năng chiến đấu của quân đội cũng vì thế mà suy yếu. Quân đội Nga được ví như là một cái thùng không đáy.
Cùng với đó là nạn tham nhũng hoành hành trong quân đội, từ các chương trình phát triển vũ khí cho đến công tác mua sắm, sửa chữa các hệ thống vũ khí. Có thể nói rằng, vấn nạn tham nhũng đã len lỏi vào sâu bên trong mỗi ngóc ngách của quân đội Nga.
Sự tụt hậu về công nghệ so với các nước phương Tây, đặc biệt là trong công nghệ điện tử. Quân đội Nga phải tìm đến giải pháp mua vũ khí từ nước ngoài để bù đắp các thiếu sót, một động thái xưa nay hiếm của nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh dưới thời Liên Xô.
Cuối cùng, sự suy thoái diễn ra có thể đẩy chuỗi công nghiệp quốc phòng hạng nặng của Nga tới bờ vực phá sản. Chuỗi cung ứng khổng lồ này đã không thể đáp ứng được đơn hàng cho quân đội trong nước. Tổng thống Dmitry Medvedev đã phải ký quyết định ra thải hàng chục quan chức đứng đầu các cơ sở quốc phòng lớn của Nga vì không hoàn thành nhiệm vụ cung cấp vũ khí cho quân đội trong năm 2010.
Trường phái "hồi sinh"
Nhóm các nhà phân tích lạc quan cũng đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy, quân đội Nga đang từng bước được hồi sinh. Tuy rằng, số lượng vũ khí cung cấp cho quân đội tuy nhỏ nhưng toàn là các hệ thống vũ khí mới ưu việt.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 là sản phẩm quốc phòng hiện đại được phát triển dưới thời Liên bang Nga. Chương trình tái trang bị quy mô lớn cho đến năm 2020 sẽ tạo ra một thế và lực mới cho quân đội.
Su-35S và PAK FA T-50 là tương lai của sức mạnh vượt trội của không quân Nga, S-500 là hệ thống tên lửa phòng không đi trước thời đại. Iskander là hệ thống tên lửa chiến thuật chiến trường di động có một không hai.
Chương trình phát triển các hệ thống vũ khí mới như hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới, đội tàu hộ tống mặt nước tối tân, hiện đại hóa không quân, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mới, phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới.
Cho dù phải tiếp tục cắt giảm vũ khí tiên công chiến lược, điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội Nga.
Tinh giảm biên chế, phát triển quân đội chính quy, tinh nhuệ hơn sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh chiến đấu của quân đội. Công cuộc cải tổ cơ cấu tổ chức, phương hướng phát triển của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho thấy những kết quả khả quan trong tương lai.
Tóm lại, mặc dù hiện nay quân đội Nga vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên điều quan trọng là chính phủ và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã có những phương hướng, chương trình hành động cụ thể cho từng vấn đề. Tương lai của quân đội Nga vẫn rất sáng lạng, sức mạnh của quân đội đang trên đà phục hồi đầy ấn tượng.
Trường phái "suy thoái"
Nhóm các nhà phân tích với nhận định khá bi quan về sức mạnh và sự phục hồi của quân đội Nga cho rằng: Lá chắn duy nhất đang bảo vệ Nga trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài là nhờ hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, hệ thống ICBM này được chế tạo đã quá lâu và sự suy giảm năng lực chiến đấu là điều không thể tránh khỏi. Đa phần các hệ thống vũ khí trong quân đội Nga hiện nay được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Trong một thời gian dài, quân đội bị khủng hoảng nhân lực một cách nghiêm trọng. Khả năng chiến đấu của quân đội cũng vì thế mà suy yếu. Quân đội Nga được ví như là một cái thùng không đáy.
Cùng với đó là nạn tham nhũng hoành hành trong quân đội, từ các chương trình phát triển vũ khí cho đến công tác mua sắm, sửa chữa các hệ thống vũ khí. Có thể nói rằng, vấn nạn tham nhũng đã len lỏi vào sâu bên trong mỗi ngóc ngách của quân đội Nga.
Sự tụt hậu về công nghệ so với các nước phương Tây, đặc biệt là trong công nghệ điện tử. Quân đội Nga phải tìm đến giải pháp mua vũ khí từ nước ngoài để bù đắp các thiếu sót, một động thái xưa nay hiếm của nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh dưới thời Liên Xô.
Cuối cùng, sự suy thoái diễn ra có thể đẩy chuỗi công nghiệp quốc phòng hạng nặng của Nga tới bờ vực phá sản. Chuỗi cung ứng khổng lồ này đã không thể đáp ứng được đơn hàng cho quân đội trong nước. Tổng thống Dmitry Medvedev đã phải ký quyết định ra thải hàng chục quan chức đứng đầu các cơ sở quốc phòng lớn của Nga vì không hoàn thành nhiệm vụ cung cấp vũ khí cho quân đội trong năm 2010.
Trường phái "hồi sinh"
Nhóm các nhà phân tích lạc quan cũng đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy, quân đội Nga đang từng bước được hồi sinh. Tuy rằng, số lượng vũ khí cung cấp cho quân đội tuy nhỏ nhưng toàn là các hệ thống vũ khí mới ưu việt.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 là sản phẩm quốc phòng hiện đại được phát triển dưới thời Liên bang Nga. Chương trình tái trang bị quy mô lớn cho đến năm 2020 sẽ tạo ra một thế và lực mới cho quân đội.
Su-35S và PAK FA T-50 là tương lai của sức mạnh vượt trội của không quân Nga, S-500 là hệ thống tên lửa phòng không đi trước thời đại. Iskander là hệ thống tên lửa chiến thuật chiến trường di động có một không hai.
Chương trình phát triển các hệ thống vũ khí mới như hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới, đội tàu hộ tống mặt nước tối tân, hiện đại hóa không quân, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mới, phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới.
Cho dù phải tiếp tục cắt giảm vũ khí tiên công chiến lược, điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội Nga.
Tinh giảm biên chế, phát triển quân đội chính quy, tinh nhuệ hơn sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh chiến đấu của quân đội. Công cuộc cải tổ cơ cấu tổ chức, phương hướng phát triển của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho thấy những kết quả khả quan trong tương lai.
Tóm lại, mặc dù hiện nay quân đội Nga vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên điều quan trọng là chính phủ và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã có những phương hướng, chương trình hành động cụ thể cho từng vấn đề. Tương lai của quân đội Nga vẫn rất sáng lạng, sức mạnh của quân đội đang trên đà phục hồi đầy ấn tượng.
0 nhận xét