Nữ Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar nhận xét cuộc hội đàm với người đồng nhiệm ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa qua đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Hàng loạt thỏa thuận có giá trị đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao hai nước.
- Thân thiện hóa vùng tranh chấp Kashmir
Ngày 27-7, Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí đơn giản hóa thủ tục đi lại ở khu vực Kashmir, khu vực tranh chấp gay gắt giữa hai quốc gia Nam Á từ năm 1947 đến nay. Cụ thể, hai bên quyết định nới lỏng các điều kiện cấp giấy thông hành, tăng thời hạn qua lại từ 4 tuần như hiện nay lên 6 tháng. Đồng thời, số ngày được phép kinh doanh, buôn bán ở khu vực này tăng từ 2 lên 4 ngày/tuần (liên tục từ thứ hai đến thứ năm trong tuần).
Đi cùng những thay đổi này là việc tăng cường tần suất hoạt động của các tuyến xe buýt phục vụ cho các gia đình ly tán sau cuộc chiến năm 1947. Ngoài ra, hoạt động đi lại tại khu vực này sẽ mở rộng đến nhiều đối tượng, đưa vào hoạt động các chuyến du lịch và hành hương. Những điều chỉnh này được lãnh đạo hai nước hy vọng sẽ góp phần tháo dần những nút thắt trong quan hệ ngoại giao xung quanh khu vực tranh chấp Kashmir, lý do khiến hai quốc gia từng hai lần lâm chiến (năm 1947 và 1965).
Đây là cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng đầu tiên giữa hai nước trong vòng một năm qua. Nội dung thảo luận bao gồm một loạt vấn đề trọng điểm, từ các khu vực lãnh thổ tranh chấp, chống khủng bố, thương mại đến các biện pháp xây dựng lòng tin và giao lưu nhân dân. Ngoại trưởng Pakistan khẳng định: “Đây thực sự là một kỷ nguyên mới trong hợp tác song phương giữa Pakistan và Ấn Độ. Thế hệ sau ở hai nước sẽ được chứng kiến mối quan hệ với triển vọng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với mối quan hệ mà hai nước đã trải qua trong thời gian dài vừa qua”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Krishna cho rằng mặc dù còn nhiều thách thức phía trước, song quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đang đi đúng hướng. Ông khẳng định New Delhi mong muốn phối hợp chặt chẽ với Islamabad hướng tới mối quan hệ hòa bình và hợp tác, vì lợi ích hòa bình, phát triển của cả hai nước cũng như của khu vực và thế giới.
Đi cùng những thay đổi này là việc tăng cường tần suất hoạt động của các tuyến xe buýt phục vụ cho các gia đình ly tán sau cuộc chiến năm 1947. Ngoài ra, hoạt động đi lại tại khu vực này sẽ mở rộng đến nhiều đối tượng, đưa vào hoạt động các chuyến du lịch và hành hương. Những điều chỉnh này được lãnh đạo hai nước hy vọng sẽ góp phần tháo dần những nút thắt trong quan hệ ngoại giao xung quanh khu vực tranh chấp Kashmir, lý do khiến hai quốc gia từng hai lần lâm chiến (năm 1947 và 1965).
Đây là cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng đầu tiên giữa hai nước trong vòng một năm qua. Nội dung thảo luận bao gồm một loạt vấn đề trọng điểm, từ các khu vực lãnh thổ tranh chấp, chống khủng bố, thương mại đến các biện pháp xây dựng lòng tin và giao lưu nhân dân. Ngoại trưởng Pakistan khẳng định: “Đây thực sự là một kỷ nguyên mới trong hợp tác song phương giữa Pakistan và Ấn Độ. Thế hệ sau ở hai nước sẽ được chứng kiến mối quan hệ với triển vọng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với mối quan hệ mà hai nước đã trải qua trong thời gian dài vừa qua”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Krishna cho rằng mặc dù còn nhiều thách thức phía trước, song quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đang đi đúng hướng. Ông khẳng định New Delhi mong muốn phối hợp chặt chẽ với Islamabad hướng tới mối quan hệ hòa bình và hợp tác, vì lợi ích hòa bình, phát triển của cả hai nước cũng như của khu vực và thế giới.
Ngoại trưởng Ấn Độ S.M.Krishna và người đồng nhiệm Pakistan Hina Rabbani Khar trong buổi gặp gỡ tại New Delhi. Ảnh: AFP |
- Cần thêm nhiều nỗ lực
Nhân sự kiện này, truyền thông hai nước cũng đã có nhiều bài viết đánh giá những tiến triển quan trọng trong quan hệ ngoại giao song phương, đồng thời có những ý bình luận thú vị.
Tờ Dawn của New Delhi phân tích, trước đây hai quốc gia Nam Á này thừa nhận tiến trình hòa đàm lâu dài là điều không thể chối bỏ nhưng chính những vụ tấn công khủng bố đã dập tắt hy vọng của đôi bên. Rồi khi những hy vọng nối lại hòa đàm nhen nhóm thì vấn đề khủng bố lại tiếp tục cản đường. Điều này ám chỉ đến vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ năm 2008 khiến 166 người tử vong.
Tờ Dawn của New Delhi phân tích, trước đây hai quốc gia Nam Á này thừa nhận tiến trình hòa đàm lâu dài là điều không thể chối bỏ nhưng chính những vụ tấn công khủng bố đã dập tắt hy vọng của đôi bên. Rồi khi những hy vọng nối lại hòa đàm nhen nhóm thì vấn đề khủng bố lại tiếp tục cản đường. Điều này ám chỉ đến vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ năm 2008 khiến 166 người tử vong.
Sự kiện này xảy ra sau khi Ấn Độ và Pakistan liên tục công bố những thông điệp hòa bình sau giai đoạn dài đóng băng quan hệ từ sau vụ khủng bố xảy ra ở Tòa nhà Quốc hội vào năm 2001 khiến 14 người chết. Bài viết cho rằng kịch bản này cứ tiếp diễn, mọi người hy vọng và cuối cùng lại thất vọng.
Tờ Nation của Pakistan nhận định, những thành viên của Bộ Ngoại giao hai nước đã nỗ lực rất nhiều để có được buổi hòa đàm, sau đó là họp báo chung để đưa ra thông điệp thắt chặt quan hệ hai nước, mặc cho thực tế ai cũng hiểu rằng còn rất nhiều trở ngại. Ấn Độ và Pakistan biết rằng, mấu chốt vấn đề là những sáng kiến đậm nét và tích cực từ lãnh đạo chính trị của New Delhi và Islamabad. Đó sẽ là động lực tạo ra những thay đổi cụ thể, là tiền đề để hai nước ngồi xuống đàm phán về hợp tác chống khủng bố.
Tờ Nation của Pakistan nhận định, những thành viên của Bộ Ngoại giao hai nước đã nỗ lực rất nhiều để có được buổi hòa đàm, sau đó là họp báo chung để đưa ra thông điệp thắt chặt quan hệ hai nước, mặc cho thực tế ai cũng hiểu rằng còn rất nhiều trở ngại. Ấn Độ và Pakistan biết rằng, mấu chốt vấn đề là những sáng kiến đậm nét và tích cực từ lãnh đạo chính trị của New Delhi và Islamabad. Đó sẽ là động lực tạo ra những thay đổi cụ thể, là tiền đề để hai nước ngồi xuống đàm phán về hợp tác chống khủng bố.
NHƯ QUỲNH
Theo SGGP
0 nhận xét