Tuy Không quân Mỹ đình chỉ mọi chuyến bay của máy bay F-22 từ 3/5/2011 nhưng các phi công F-22 và nhân viên mặt đất không vì thế mà có thể nghỉ xả hơi.
Hệ thống cung cấp oxy cho phi công OBOGS bị trục trặc khiến máy bay F-22 bị hoãn bay vô thời hạn. |
Ngày 16/11/2010, một chiếc F-22 xuất phát từ căn cứ không quân Elmendorf, Alaska đã bị tai nạn, làm chết một phi công.
Hiện chưa có kết luận chính thức của cuộc điều tra, tuy nhiên có vẻ phi công đã bị ngất do hệ thống cung cấp oxy trục trặc là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn trên.
Vào tháng 1/2011, các máy bay F-22 đã bị cấm bay cao quá 7.500 mét.
Tháng 6/2011, 1 đội điều tra của công ty Lockheed Martin đã được cử đến căn cứ Elmendorf để điều tra về các lỗi của hệ thống OBOGS và cho đến lúc kết luận chính thức được công bố, những chiếc F-22 sẽ không được cất cánh.
Tướng Gary North, Tư lệnh Lực lượng không quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ cho biết mặc dù máy bay F-22 không được cất cánh nhưng các phi công và nhân viên bảo dưỡng vẫn phải tập luyện thường xuyên để giữ cho khả năng của họ không bị thui chột theo thời gian.
Các phi công vẫn hàng ngày phải luyện tập các nhiệm vụ ảo với hệ thống giả lập DMOS (Distributed Missions Operation Simulator).
Trong khi đó, các nhân viên mặt đất vẫn phải bảo dưỡng định kỳ các cấu kiện để đảm bảo tính tàng hình của máy bay, đồng thời, họ cũng tham gia vào các dự án nâng cấp phần mềm điều khiển bay.
Hiện chưa có kết luận chính thức của cuộc điều tra, tuy nhiên có vẻ phi công đã bị ngất do hệ thống cung cấp oxy trục trặc là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn trên.
Vào tháng 1/2011, các máy bay F-22 đã bị cấm bay cao quá 7.500 mét.
Tháng 6/2011, 1 đội điều tra của công ty Lockheed Martin đã được cử đến căn cứ Elmendorf để điều tra về các lỗi của hệ thống OBOGS và cho đến lúc kết luận chính thức được công bố, những chiếc F-22 sẽ không được cất cánh.
Tướng Gary North, Tư lệnh Lực lượng không quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ cho biết mặc dù máy bay F-22 không được cất cánh nhưng các phi công và nhân viên bảo dưỡng vẫn phải tập luyện thường xuyên để giữ cho khả năng của họ không bị thui chột theo thời gian.
Các phi công vẫn hàng ngày phải luyện tập các nhiệm vụ ảo với hệ thống giả lập DMOS (Distributed Missions Operation Simulator).
Trong khi đó, các nhân viên mặt đất vẫn phải bảo dưỡng định kỳ các cấu kiện để đảm bảo tính tàng hình của máy bay, đồng thời, họ cũng tham gia vào các dự án nâng cấp phần mềm điều khiển bay.
Cho đến lúc máy bay F-22 có thể cất cánh trở lại, các phi công vẫn hàng ngày phải luyện tập trên các thiết bị giả lập. |
Cũng theo tướng North, hiện nay Không quân Mỹ và công ty Lockheed Martin vẫn đang làm việc không mệt mỏi để giải quyết các trục trặc của máy bay F-22.
Dù vậy, ông vẫn từ chối cho biết thời điểm chính xác khi nào máy bay F-22 có thể cất cánh trở lại.
Dù vậy, ông vẫn từ chối cho biết thời điểm chính xác khi nào máy bay F-22 có thể cất cánh trở lại.
0 nhận xét