Ngày 12/7/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố, sẽ rút các binh sỹ hiện đang triển khai tại gần 1.100 điểm kiểm soát bố trí dọc biên giới chung Pakistan - Afganistan
Từ trước tới nay, sự bố trí này nhằm với nhiệm vụ ngăn chặn hoạt động qua lại biên giới bất hợp pháp.
Lý do mà Pakistan đưa ra là vì 300 triệu USD trong khoản viện trợ của Mỹ được sử dụng cho các binh sĩ làm nhiệm vụ tại khu vực này và Pakistan không đủ khả năng tài chính để duy trì triển khai quân tại đây trong thời gian dài.
Tuyên bố trên được đưa ra nhằm đáp trả việc Mỹ cắt giảm 800 triệu USD viện trợ cho quân đội Pakistan.
Cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf cho biết, việc Mỹ cắt giảm viện trợ cho Pakistan là “thảm họa” cho mối quan hệ song phương, không phù hợp với lợi ích của Mỹ vì điều đó làm yếu đi khả năng chống khủng bố của Pakistan.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Quân đội Pakistan, Thiếu tướng Athar Abbas khẳng định, việc Mỹ giảm viện trợ sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động chống khủng bố, Pakistan có đủ khả năng chiến đấu mà không cần tới sự trợ giúp của Mỹ. Việc đánh bại chủ nghĩa khủng bố phù hợp với quyền lợi của cả Mỹ và Pakistan.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Quân đội Pakistan, Thiếu tướng Athar Abbas khẳng định, việc Mỹ giảm viện trợ sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động chống khủng bố, Pakistan có đủ khả năng chiến đấu mà không cần tới sự trợ giúp của Mỹ. Việc đánh bại chủ nghĩa khủng bố phù hợp với quyền lợi của cả Mỹ và Pakistan.
Nhân cơ hội quan hệ Pakistan và Mỹ bị rạn nứt, Trung Quốc muốn thay thế vai trò của Mỹ với Pakistan. |
Lợi dụng vấn đề căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ và Pakistan, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực lôi kéo Pakistan trở thành đồng minh thân cận và thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ bằng những cam kết ngoại giao và kinh tế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định, Pakistan là một quốc gia quan trọng tại Nam Á. Sự ổn định và phát triển của Pakistan gắn liền với hòa bình và ổn định tại Nam Á.
Trung Quốc vẫn luôn hỗ trợ cho Pakistan, hy vọng điều đó sẽ giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Trung Quốc cũng nhận thấy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội ở nước này, nên sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.
Trong khi đó, các quan chức Pakistan tỏ ra khá lạc quan khi tin tưởng rằng, quan hệ quốc phòng khăng khít với Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua sẽ cho phép Pakistan lấp đầy chỗ trống mà Mỹ để lại. Trung Quốc cũng là nước cung cấp các trang thiết bị quân sự quan trọng cho Pakistan như máy bay chiến đấu JF-17 Thunder cùng với các loại tàu chiến hải quân khác.
Ngoại trưởng Ấn Độ đã hoan nghênh hành động và quyết định của Mỹ là ngừng khoản viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD cho Pakistan với lý do việc có quá nhiều vũ khí sẽ gây bất ổn định ở khu vực.
Quan điểm của Mỹ về quyết định cắt giảm viện trợ quân sự nhằm trừng phạt Pakistan vì quân đội nước này không thể hiện được vai trò của mình trong các chiến dịch tiêu diệt khủng bố.
Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton cho biết, việc ngưng một số viện trợ cho Pakistan không báo hiệu một sự thay đổi chính sách nhưng nêu bật sự thật là quan hệ đối tác với Pakistan tùy thuộc vào hợp tác.
0 nhận xét