"Nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng lình xình thì thị trường chứng khoán làm sao khởi sắc được. Bây giờ mà cứ hò hét, thổi niềm tin về sự tươi rói của thị trường chứng khoán tức là chúng ta thúc đẩy những nhà đầu tư vốn đang khó khăn tiếp tục lao vào vực xoáy."
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn khi được hỏi về xu hướng thị trường chứng khoán trong nửa cuối của năm 2011.
Đo lại sức khỏe thực của doanh nghiệp đại chúng
Thị trường chứng khoán trượt dài trong thời gian qua, kéo theo đó giá của hàng loạt cổ phiếu lao dốc không phanh, ông có cho rằng thị trường đang đánh giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp?
Đứng về mặt nguyên tắc thị trường chứng khoán một mặt là kênh dẫn vốn, mặt khác là hệ số chỉ báo sức khỏe của các doanh nghiệp trên đó.
Tuy nhiên, chúng ta phải hỏi tại sao thời gian qua nó lại "lên bờ xuống ruộng" như vậy, là bởi trong quá trình chuyển đổi xuất hiện nhiều yếu tố làm cho thước đo thị trường trở nên méo mó.
Trước đó, hệ thống doanh nghiệp vốn đã yếu, nhưng khi cổ phần hóa nhờ vào giá đất tăng và được tính vào tài sản công ty, tự nhiên doanh nghiệp trở nên khỏe quá, song thực tế vốn sản xuất thì vẫn thế.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn khi được hỏi về xu hướng thị trường chứng khoán trong nửa cuối của năm 2011.
Đo lại sức khỏe thực của doanh nghiệp đại chúng
Thị trường chứng khoán trượt dài trong thời gian qua, kéo theo đó giá của hàng loạt cổ phiếu lao dốc không phanh, ông có cho rằng thị trường đang đánh giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp?
Đứng về mặt nguyên tắc thị trường chứng khoán một mặt là kênh dẫn vốn, mặt khác là hệ số chỉ báo sức khỏe của các doanh nghiệp trên đó.
Tuy nhiên, chúng ta phải hỏi tại sao thời gian qua nó lại "lên bờ xuống ruộng" như vậy, là bởi trong quá trình chuyển đổi xuất hiện nhiều yếu tố làm cho thước đo thị trường trở nên méo mó.
Trước đó, hệ thống doanh nghiệp vốn đã yếu, nhưng khi cổ phần hóa nhờ vào giá đất tăng và được tính vào tài sản công ty, tự nhiên doanh nghiệp trở nên khỏe quá, song thực tế vốn sản xuất thì vẫn thế.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Ngoài ra, tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam là quá cao. Mọi thông tin đã được lăng xê quá mức để thu hút dòng tiền ồ ạt chảy về thị trường. Thị trường tạo ra một kênh tiền tệ ảo, cùng với sự giám sát chưa nghiêm và kinh nghiệm thị trường của ta thì rất có hạn so với trình độ lão luyện của các định chế tài chính quốc tế.
Vì vậy, tôi cho rằng thị trường chứng khoán suy giảm là đương nhiên phải có, để bù cho những lúc tăng "thần kỳ" trước đó. Bởi, không có lý lẽ gì mà giá chứng khoán cứ lên ầm ầm như vậy.
Vấn đề đáng chú ý ở đây là thị trường đã có sự phân bổ quyền lợi nó không công bằng. Trong khi một số ít người tài giỏi thực sự về mặt đầu cơ thì hưởng lợi lớn, còn lại là các nhà đầu tư "chết như rạ".
Câu chuyện thực ra không quá khủng khiếp như người ta dựng lên. Hiện nay, thị trường bất động sản còn có nhiều yếu tố đáng lo ngại hơn, đặc biệt là tình trạng đọng vốn, tôi cho là rất phải cảnh giác với thị trường bất động sản.
Và nhìn chung, bây giờ cũng là lúc chúng ta đo lại sức khỏe thực chất của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Chính sách tiền tệ luôn có độ trễ
Thời gian qua, việc thực hiện kiên quyết Nghị quyết 11 của Chính phủ đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong quá trình kiềm chế lạm phát, vậy theo ông chúng ta đã có thể lạc quan với những tín hiệu quan này hay chưa?
Hiện nay các giải pháp của Chính phủ nói chung là đang đi đúng hướng.
Nhưng tôi xin nhắc lại rằng, đây chỉ những giải pháp mang tính ngắn hạn, có tính chất giải quyết tình thế. Cho nên kết quả có thể khôi phục lại, nhưng nó có giới hạn trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, khi các nỗ lực chủ quan đã bước đầu thành công như vậy, vẫn có yếu tố khách quan vượt qua khỏi tầm của chúng ta và vẫn phải cần thiết tính đến các biện pháp phòng ngừa.
Ví dụ, trong các dự báo của thế giới đặc biệt chú trọng đến việc giá lương thực leo thang, đó là vấn đề rất nghiêm trọng. Mặc dù nước ta là nước xuất khẩu lương thực, song ảnh hưởng tốt thì chưa biết đến đâu nhưng giá cả trong nước thì chắc chắn là lên, như vậy nỗ lực kiềm chế lạm phát sẽ có tác động ngược lại.
Thêm vào đó, hiện chúng ta đang giảm tăng trưởng để tập trung chống lạm phát, nhưng thời điểm này cũng là mùa thiên tai, rủi ro có thể ập xuống mà chúng ta không lường trước được thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm.
Theo ông, thời điểm này cần phải có những giải pháp gì để hướng nền kinh tế tới sự ổn định bền vững?
Thứ nhất, xét trên bình diện nền kinh tế, so với cách đây mấy năm sự khó khăn đã thấm dần vào xã hội.
Tính về sức dân, thu nhập thì yếu kém cộng thêm bốn năm liền chịu đựng mức lạm phát lớn (kể từ năm 2008 đến nay), cũng trong thời gian đó khối doanh nghiệp cũng suy yếu khi phải chống đỡ đồng thời cả lạm phát và lãi suất cao. Có nghĩa là trên thị trường đang có những vấn đề nghiêm trọng.
Tập hợp cả hai yếu tố, cho thấy cấu trúc thị trường hiện đang yếu cả bên cung lẫn bên cầu, chưa kể là thị trường thế giới đang gây tác động kép làm suy yếu thêm nền kinh tế trong nước.
Do đó không thể ngồi chờ khó khăn dội vào tiếp mà chúng ta phải chuẩn bị trước tâm lý cộng hưởng của các yếu tố tiêu cực. Không nên như trước đây, nhiều khi chúng ta bàn là chỉ nhặt ra vài yếu tố cụ thể, không bao quát được hết vấn đề.
Cụ thể, cách tư duy đúng nhất ở đây có hai điểm, một mặt chúng ta phải tính đến độ trễ của chính sách tiền tệ, chứ không phải nền kinh tế có dấu hiệu hơi ổn một chút là chúng ta đã có thể phấn khởi ngay. Phải chờ cho kinh tế có sự ổn định thật thì lúc đó hãy nghĩ đến chuyện thay đổi chính sách, nếu không chắc chắn lại sinh chuyện ngay.
Kinh nghiệm những năm trước, khi nền kinh tế vừa mới có dấu hiện ổn ổn một chút thì lập tức chính sách đã được thay đổi khiến thị trường bị quay lại tình trạng yếu đến mức chỉ cần "hơi gặp gió" một chút là gục trở lại.
Thứ hai, trong tất cả các tình thần chia sẻ của nhà nước với doanh nghiệp thì lúc này là cần phải thể hiện ra.
Nếu chúng ta bàn riêng từng chính sách một thì không thấy hết được sự chia sẻ giữa nhà nước với doanh nghiệp là gì, chính sách tiền tệ là phục vụ doanh nghiệp và chính sách tài khóa là phục vụ nhà nước.
Chia sẻ gánh nặng của chính sách tiền tệ, thì chính sách tài khóa phải thắt lưng buộc bụng, đồng thời Chính phủ phải thể hiện bằng cách bơm một lượng tiền ra nền kinh tế.
Phải biến thành hành động, lúc đó nền kinh tế mới có thể tốt lên được, còn nếu chúng ta chỉ bàn tới những chính sách tiền tệ đơn độc sẽ không giải quyết được tính tổng thể.
Như vậy nửa cuối của năm nay, "ánh sáng" vẫn chưa thể chiếu rọi tới thị trường chứng khoán?
Nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng lình xình thì thị trường chứng khoán làm sao khởi sắc được. Bây giờ mà cứ hò hét, thổi niềm tin về sự tươi rói của thị trường chứng khoán tức là chúng ta thúc đẩy những nhà đầu tư vốn đang khó khăn tiếp tục lao vào "vực xoáy", đâm sầm vào những cái bẫy của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp.
Trong trò chơi, không thể nói các nhà đầu cơ là đạo đức kém. Họ là những người rất đáng kính trọng và có tài sử dụng sức mạnh kinh tế để kiếm lời. Trong khi, vì lòng tham chúng ta chạy theo họ thì sẽ bị trả giá bởi lực bất tòng tâm, không đủ trường vốn là "rớt xuống ruộng" thôi.
Theo Vietnamplus
0 nhận xét