'Đối đầu' Trung - Mỹ ở Đông Timor

Sau 400 năm bị Bồ Đào Nha đô hộ và 24 năm dưới sự chiếm đóng tàn khốc của Indonesia, Đông Timor đã giành độc lập vào năm 2002 sau cuộc trưng cầu dân ý do LHQ tài trợ.
Ngày 20/5/2002, Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Truyền (Tang Jiaxuan) cùng với người đồng cấp Jose Ramos Horta ký thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Đông Timor.
Kể từ đó trở đi, lãnh thổ nhỏ bé này chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả 2 không coi Đông Timor có tầm quan trọng chiến lược nhưng đều coi sự hiện diện của mình tại vùng lãnh thổ này là thước đo sự cạnh tranh của họ ở cấp độ toàn cầu.

Một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: “Nếu chúng ta không duy trì sự hiện diện thực sự tại Đông Timor nơi có sự ủng hộ của 2 đồng minh lâu đời nhất là Australia và Bồ Đào Nha thì làm sao chúng ta có thể hy vọng làm như thế tại nhưng nơi khó hơn nhiều. Điều này đang gây lúng túng cho chúng ta."

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Timor

Trên thực tế quan hệ của Trung Quốc và Đông Timor có từ 1975 khi Trung Quốc ủng hộ Đông Timor tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi Bồ Đào Nha dưới sự chèo lái của Đảng Cách mạng vì độc lập của Đông Timor (FRETILIN).

Sau khi Indonesia lấy cớ điệp viên Trung Quốc tài trợ vũ khí, tài chính cho phong trào chống Indonesia để đưa quân vào Đông Timor vào ngày 7/12/1975, Trung Quốc đóng vai trò nhà nhà bảo trợ cho FRETILIN.

Họ ủng hộ đưa vấn đề Indonesia sát nhập Đông Timor ra bàn thảo tại Liên Hiệp Quốc; hỗ trợ tài chính cho chính phủ lưu vong tại Mozambique; chuẩn bị đầy đủ trang bị, vũ khí cho một sư đoàn trang bị nhẹ của lực lượng du kích chống Indonesia (khoảng 8.000 quân).

Do Indonesia sử dụng hải quân phong tỏa toàn ngả đường tới Đông Timor, Trung Quốc không thể vận chuyển vũ khí cho Đông Timor. Tại Liên Hiệp Quốc,  Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết thường niên khẳng định quyền tự quyết của Đông Timor

Sau khi Đông Timor hoàn toàn độc lập vào ngày 20/5/2002, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia trẻ nhất này. Trong ngày giành độc lập của Đông Timor, Trung Quốc cam kết hỗ trợ Đông Timor 6 triệu USD để xây dựng đất nước cộng với 10 triệu USD khoản viện trợ mà nước này cấp cho Đông Timor năm 2000.

Sở dĩ Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Đông Timor là vì các lý do sau:

- Thứ nhất, việc phát triển quan hệ gần gũi với Dili là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực Đông Nam Á đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc khác như Mỹ, Australia và Nhật Bản tại khu vực.

- Thứ hai, quan hệ gần gũi với Dili nhằm hạn chế không gian chính trị và kinh tế của Đài Loan tại khu vực. Ngay sau khi độc lập, Tổng thống lâm thời Xanana Gusmão của Đông Timor coi Trung Quốc là “người bạn tin cậy” cam kết ủng hộ chính sách Một Trung Quốc.

- Thứ ba, Trung Quốc quan tâm nhiều đến khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor đặc biệt là dầu khí, đồng, kẽm và các loại đá xanh quí hiếm.

Việc tiếp cận nguồn năng lượng của Đông Timor giúp Trung Quốc có thêm lựa chọn để đa dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng cho nên kinh tế vốn khát năng lượng hiện nay của Trung Quốc, bằng cách đó tăng cường an ninh năng lượng của nước này.

PetroChina tài trợ nghiên cứu địa chấn trị giá 1,6 triệu USD cho dầu khí ở khu vực nội địa. PetroChina đang hi vọng trúng thầu phát triển mỏ dầu vào cuối năm nay. Các mỏ dầu gần bờ được cho có trữ lượng nhỏ, tuy nhiên, những mỏ dầu có giá trị thực sự là những mỏ dầu ngoài khơi hiện do các công ty Australia và các công ty quốc tế khác khai thác.

- Thứ tư, Đông Timor thuộc cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha, đây là tổ chức mà Trung Quốc bây lâu nay tìm cách "ve vãn".

- Thứ năm, việc thúc đẩy quan hệ gần gũi với Đông Timor giúp Trung Quốc gia tăng thế mặc cả với Indonesia trong các vấn đề khu vực. Đây là điều Trung Quốc đã để đánh đổi sự ủng hộ của Indonesia đối với vấn đề Campuchia năm 1978.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đó là Đông Timor là khu vực có tầm quan trọng chiến lược nằm giữa Australia và Indonesia và gần các eo biển quan trọng là Ombei và Wetar, nơi có lối di chuyển dưới nước sâu nhất thế giới, tàu ngầm đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương rất khó phát hiện.

Nếu có được quyền đi lại qua eo biển này, Trung Quốc có thể tránh phụ thuộc vào eo biển Malaca đồng thời giúp Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương dễ dàng hơn nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược “Chuỗi ngọc”.

Trong những năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc tại Đông Timor tăng mạnh.

Bước đi của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh mềm để gia tăng ảnh hưởng. Trung Quốc giúp Đông Timor xây dựng tòa nhà Bộ Ngoại giao, Phủ Tổng thống, Bộ Chỉ huy Quân đội và 100 nhà quân sự.

Một công ty của Trung Quốc đã trúng thầu trị giá 378 triệu USD xây dựng hai nhà máy điện và Tập đoàn Đa công nghệ do nhà nước quản lý đã bán 2 tàu tuần tra dài 52 mét cho Đông Timor.
Trung Quốc đã bán cho Đông Timor 2 tàu pháo lớp Thượng Hải II (Type 62).
Đông Timor mua súng quân dụng và các mặt hàng quân sự phi sát thương như thiết bị cung cấp hậu cần, quân phục từ Trung Quốc.

Khoảng 4.000 Hoa kiều đang sống tại Timor tại đây họ kiểm nắm quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ. Trung Quốc đã ký với Đông Timor nhiều hiệp định thương mại và viện trợ trong đó có hiệp định về trao qui chế tối hệ quốc cho nhau. Năm 2004, Trung Quốc viện trợ cho Đông Timor 3,7 triệu USD, năm 2006 6,2 triệu USD.

Tháng 1/2011, một phái đoàn từ ngân hàng xuất nhập khẩu do nhà nước quản lý của Trung Quốc thăm Dili để thương lượng điều khoản về khoản vay lãi suất thấp cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoản vay đó khoảng 300 triệu USD sẽ giúp chuyển đổi nền kinh tế đất nước và đưa Trung Quốc thành đối tác kinh tế chính.

Tuy nhiên, thỏa thuận này phải hoãn lại do sự phản đối từ Bộ trưởng Tài chính Đông Timor, bà này từng học ở Anh và Australia và hiện có 40 cố vấn người Australia giúp việc.

Ngày càng nhiều người Đông Timor sang Trung Quốc học tập. Theo ước tính chỉ riêng năm 2008, có khoảng 140 công chức được đào tạo tại Trung Quốc. Trước đó, việc đào tạo những quan chức ngoại giao cao cấp đã mang lại cho Mỹ lợi ích về chính trị và ngoại giao to lớn.

Trung Quốc thể sớm bắt đầu thu được lợi ích như thế thông qua quyền lực mềm. Cho đến nay, nó đã có tác dụng bằng chứng lãnh đạo của Đông Timor đã bày tỏ sự cảm ơn và ủng hộ Bắc Kinh về các vấn đề quốc tế như Tây Tạng, Đài Loan và nhân quyền.

Ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Timor

Trong khi đó, mức độ can dự của Mỹ cũng tăng lên chủ yếu qua viện trợ thêm và tăng cường sự hiện diện về ngoại giao. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Timor nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng được Washington đặc biệt quan tâm.

Điều Mỹ quan tâm nhất tại Đông Timor là eo biển nước sâu Ombei và Wetar. Cùng với eo biển Malaca, đây chính là điểm phong tỏa trên biển vô cùng quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai với Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại Đông Timor và đây là tiền duyên của các nỗ lực ngoại giao của Mỹ.

Một vài tàu chiến Mỹ đã thăm hòn đảo này kể từ năm 2008, với số lượng lớn quân tham dự lớn nhất vào đầu năm 2010 khi 3 tàu chiến Mỹ và 1.500 lính thủy đánh bộ tiến hành cuộc tập trận đổ bộ và cứu hộ kéo dài 5 ngày.

Lính Mỹ huấn luyện chiến đấu cho binh lính lực lượng Hải quân Đông Timor.
Kể từ năm 2010, một nhóm của lực lượng công binh Seabee (Ong biển) của Hải quân Mỹ tham gia vào dự án hỗ trợ nhân đạo xây dựng trường học, sửa chữa đường sá và hỗ trợ chính quyền địa phương.

Hải quân Mỹ đã thường xuyên triển khai lực lượng tại Timor trong vài năm nay, tàu cứu chữa y tế USS Mercy đã tiến hành cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân Đông Timor.

Ngày 15/4/2011, tàu rà phá mìn USS Guardian (MCM 5) cập cảng Hera (Đông Timor) để huấn luyện cho Hải quân Đông Timor trong lĩnh vực kiểm soát thiệt hại, định vị, công binh, điều khiển tàu đồng thời tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa.

Các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã làm việc ở vùng sâu vùng xa của Timor được cơ bản chào đón trong đó đáng chú ý là Tổ chức liên minh y tế quốc tế (HAI), Viện Dân chủ quốc gia về các vấn đề quốc tế (NDI). Việc

Sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào Timor diễn ra tại thời điểm quan trọng khi Australia - quốc gia đảm bảo an ninh và đối tác chính trị của Đông Timor đang mất dần uy tín xuất phát từ thái độ phân biệt chủng tộc của các cố vấn và quân đội nước này đang đóng tại đây gây ra. Trong khi đó, chiến thắng của Tổng thống Obama năm 2008 được tổ chức ăn mừng rộng khắp và giúp loại bỏ tiếng xấu lâu nay về Mỹ là xã hội phân biệt chủng tộc.

Biện pháp xây dựng quyền lực mềm của Mỹ tại Timor tập trung tiếp cận người dân. Nhưng sử dụng dụng hải quân để làm việc này gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ là nhân tố chủ đạo tại Châu Á.

Mỹ nhấn mạnh viện trợ nhân đạo và chất lượng của quan chức ngoại giao như cựu đại sứ Mỹ rất được mếm mộ Hans Klemm giúp tăng cường hình ảnh Mỹ tại Timor. Viện trợ nhân đạo, học bổng, và ngoại giao nhân dân khác đã mang lại hiệu quả mặc dù trước đó người dân Đông Timor oán giận Mỹ đã ủng hộ Indonesia chiếm đóng hòn đảo này.

Trung Quốc tập trung vào quan hệ cấp nhà nước và cấp thể chế trong quan hệ với Đông Timor. Trong khi nhiều người Đông Timor coi chính phủ Trung Quốc với cái nhìn thiện cảm, thì số lượng thương gia Trung Quốc ngày càng tăng đang tạo ra sự giận dữ.

Theo Tham tán Chung tại Dili, “số lượng người Trung Quốc đến đây làm cho chung tôi thường xuyên bận rộn, họ có nhiều rắc rối với người địa phương”.

Mặc dù có vấn đề như vậy, nhưng Trung Quốc được nhìn nhận là đối tác quan trọng và có giá trị đã hỗ trợ Đông Timor phát triển những lĩnh vực mà quốc gia này không làm được.

Sự hiện diện của Trung Quốc có thể tiếp tục tăng tại Đông Timor vì Trung Quốc coi sự hiện diện tại đây là một phép thử đối với ảnh hưởng của Mỹ.
Quang Minh (tổng hợp)
Theo Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia