Ngày 21/7, Ấn Độ lần đầu tiên đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới Prahaar tại thao trường Chandipur.
Tên lửa được phóng đi từ một bệ phóng di động và được cho là thành công, theo phát ngôn của các cơ quan.
Đúng ra việc thử nghiệm tên lửa chiến thuật mới Prahaar đã phải diễn ra vào hôm chủ nhật (17/7) nhưng bị hoãn lại đến ngày 21/7. Lý do được đưa ra là cần phải tiến hành kiểm tra bổ sung tổ hợp, theo các chuyên gia của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Tên lửa chiến thuật tầm ngắn Prahaar được phát triển từ năm 2007 bởi DRDO và công ty Bharat Dynamics.
Đúng ra việc thử nghiệm tên lửa chiến thuật mới Prahaar đã phải diễn ra vào hôm chủ nhật (17/7) nhưng bị hoãn lại đến ngày 21/7. Lý do được đưa ra là cần phải tiến hành kiểm tra bổ sung tổ hợp, theo các chuyên gia của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Tên lửa chiến thuật tầm ngắn Prahaar được phát triển từ năm 2007 bởi DRDO và công ty Bharat Dynamics.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar rời bệ phóng. |
Bệ phóng tên lửa chiến thuật “Prahaar” được đặt trên khung xe cơ giới, có thể mang đến 6 tên lửa bắn tới nhiều mục tiêu và có khả năng cơ động cao. Tổ hợp “Prahaar” có độ chính xác cao hơn hẳn so với các tên lửa khác mà Ấn Độ đã phát triển từ trước đến nay, tầm bắn lên đến 150 km.
Theo ông V. K. Saraswat - Giám đốc DRDO, các tên lửa có thể được trang bị các loại đầu đạn khác nhau. Sau khi hoàn tất thử nghiệm, tổ hợp sẽ chính thức ra nhập lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Tên lửa chiến thuật mới được thiết kế để lấp khoảng trống giữa tên lửa “Pinakov” có tầm bắn 40 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn “Prithvi” với tầm bắn 350 km. Tag: Thử vũ khí
Theo ông V. K. Saraswat - Giám đốc DRDO, các tên lửa có thể được trang bị các loại đầu đạn khác nhau. Sau khi hoàn tất thử nghiệm, tổ hợp sẽ chính thức ra nhập lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Tên lửa chiến thuật mới được thiết kế để lấp khoảng trống giữa tên lửa “Pinakov” có tầm bắn 40 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn “Prithvi” với tầm bắn 350 km. Tag: Thử vũ khí
0 nhận xét