Chưa có thời điểm nào mà nhiều nhân viên môi giới địa ốc tại các sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội lại ngán ngẩm với công việc như hiện nay, khi ngày qua ngày “ngồi chơi xơi nước” chứng kiến cảnh “chợ chiều”.
Tháo chạy...
Anh Bùi Đức Tiến, nhân viên kinh doanh của Sàn giao dịch bất động sản - Imicoland, Hà Nội, ngán ngẩm: “Bán hàng vào thời điểm lãi suất ngân hàng áp cao với bất động sản như hiện nay chẳng khác nào “mò kim đáy bể”, giao dịch gần như không có”. Tại tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, được coi là “thánh địa” của nhiều văn phòng địa ốc và sàn giao dịch bất động sản, chúng tôi chứng kiến cảnh “chợ chiều” của các sàn bất động sản và văn phòng bất động sản tư nhân, như: Sàn giao dịch bất động sản Nam Cường, Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Bảo… Thậm chí, nhiều văn phòng công ty địa ốc tư nhân đóng cửa. Hầu hết các sàn bất động sản ở Hà Nội cũng đang hoạt động cầm chừng, chờ thời trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tâm lý “ngại” mở hầu bao của các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản khi tín dụng bị thắt chặt.
Theo nhiều doanh nghiệp, khoảng 30% nhân viên môi giới bất động sản làm việc tại các sàn đã phải bỏ việc chuyển sang làm việc khác như công nghệ thông tin, truyền thông…, cá biệt có nhiều người chuyển sang bán hàng đa cấp. Nhằm khắc phục về khoảng trống nhân sự, nhiều sàn đã tuyển đội ngũ cộng tác viên môi giới có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản bán hàng cho doanh nghiệp hưởng hoa hồng trên dòng sản phẩm mà sàn đang chào bán tới khách hàng.
Nói về triển vọng hoạt động của các sàn, ông Tô Chí Công, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản châu Á, kiêm Giám đốc Trung tâm thông tin Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, nhận định, nếu từ giờ đến cuối năm “van” tín dụng không được mở và lạm phát không giảm, thì sẽ có khoảng 20 - 30% doanh nghiệp bất động sản lâm cảnh phá sản.
Và kỳ vọng
Trái ngược với không khí ảm đạm của bất động sản hai miền Nam, Bắc, hoạt động bất động sản miền trung, đặc biệt là Nha Trang, đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư “rót” vốn vào. “Trong khi thị trường bất động sản Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng đang chững lại, thì thị trường bất động sản Nha Trang được đánh giá là thị trường mới đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư do tính thanh khoản nhanh và giá tốt”, TS. Trần Đức Diễn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Maxland, 30 A Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội, khẳng định.
Cùng chung quan điểm với ông Diễn, nhiều nhà đầu tư Hà Nội cho rằng bất động sản Nha Trang được chọn là lối đi mới cho các NĐT do chưa có nhiều người đầu tư và có khả năng sinh lợi nhuận kép, nhờ vào chính sách ưu đãi và định hướng phát triển quy hoạch tốt của tỉnh. Trong thời gian ngắn vừa qua, bất động sản Nha Trang liên tục được chào bán rầm rộ ở Hà Nội và thu hút được một lượng lớn các NĐT với các dự án: Dự án Khu đô thị Phước Long Nha Trang, dự án Khu đô thị Mỹ Gia và dự án The Costa Nha Trang… Chị Nguyễn Thị Hương, NĐT bất động sản Hà Nội, đang đầu tư vào Nha Trang, nhận xét: “Địa ốc Nha Trang đang “vượt mặt” hai thị trường lớn Hà Nội và TP HCM về phân khúc bất động sản dịch vụ, đặc biệt là biệt thự nghỉ dưỡng và nhà liền kề vì ưu thế tiếp giáp biển, mức giá tốt cộng với tính thanh khoản nhanh”.
“Thị trường bất động sản Nha Trang đang được kỳ vọng do đây là một thị trường “ngách”, tức là mở ra một lối thoát mới cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cũ khó khăn, không có khả năng sinh lời”, TS. Diễn khuyên.
Tháo chạy...
Anh Bùi Đức Tiến, nhân viên kinh doanh của Sàn giao dịch bất động sản - Imicoland, Hà Nội, ngán ngẩm: “Bán hàng vào thời điểm lãi suất ngân hàng áp cao với bất động sản như hiện nay chẳng khác nào “mò kim đáy bể”, giao dịch gần như không có”. Tại tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, được coi là “thánh địa” của nhiều văn phòng địa ốc và sàn giao dịch bất động sản, chúng tôi chứng kiến cảnh “chợ chiều” của các sàn bất động sản và văn phòng bất động sản tư nhân, như: Sàn giao dịch bất động sản Nam Cường, Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Bảo… Thậm chí, nhiều văn phòng công ty địa ốc tư nhân đóng cửa. Hầu hết các sàn bất động sản ở Hà Nội cũng đang hoạt động cầm chừng, chờ thời trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tâm lý “ngại” mở hầu bao của các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản khi tín dụng bị thắt chặt.
Thị trường bất động sản nhiều nơi "khóc ròng" vì không có giao dịch. Ảnh minh họa. |
Theo nhiều doanh nghiệp, khoảng 30% nhân viên môi giới bất động sản làm việc tại các sàn đã phải bỏ việc chuyển sang làm việc khác như công nghệ thông tin, truyền thông…, cá biệt có nhiều người chuyển sang bán hàng đa cấp. Nhằm khắc phục về khoảng trống nhân sự, nhiều sàn đã tuyển đội ngũ cộng tác viên môi giới có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản bán hàng cho doanh nghiệp hưởng hoa hồng trên dòng sản phẩm mà sàn đang chào bán tới khách hàng.
Nói về triển vọng hoạt động của các sàn, ông Tô Chí Công, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản châu Á, kiêm Giám đốc Trung tâm thông tin Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, nhận định, nếu từ giờ đến cuối năm “van” tín dụng không được mở và lạm phát không giảm, thì sẽ có khoảng 20 - 30% doanh nghiệp bất động sản lâm cảnh phá sản.
Và kỳ vọng
Trái ngược với không khí ảm đạm của bất động sản hai miền Nam, Bắc, hoạt động bất động sản miền trung, đặc biệt là Nha Trang, đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư “rót” vốn vào. “Trong khi thị trường bất động sản Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng đang chững lại, thì thị trường bất động sản Nha Trang được đánh giá là thị trường mới đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư do tính thanh khoản nhanh và giá tốt”, TS. Trần Đức Diễn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Maxland, 30 A Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội, khẳng định.
Cùng chung quan điểm với ông Diễn, nhiều nhà đầu tư Hà Nội cho rằng bất động sản Nha Trang được chọn là lối đi mới cho các NĐT do chưa có nhiều người đầu tư và có khả năng sinh lợi nhuận kép, nhờ vào chính sách ưu đãi và định hướng phát triển quy hoạch tốt của tỉnh. Trong thời gian ngắn vừa qua, bất động sản Nha Trang liên tục được chào bán rầm rộ ở Hà Nội và thu hút được một lượng lớn các NĐT với các dự án: Dự án Khu đô thị Phước Long Nha Trang, dự án Khu đô thị Mỹ Gia và dự án The Costa Nha Trang… Chị Nguyễn Thị Hương, NĐT bất động sản Hà Nội, đang đầu tư vào Nha Trang, nhận xét: “Địa ốc Nha Trang đang “vượt mặt” hai thị trường lớn Hà Nội và TP HCM về phân khúc bất động sản dịch vụ, đặc biệt là biệt thự nghỉ dưỡng và nhà liền kề vì ưu thế tiếp giáp biển, mức giá tốt cộng với tính thanh khoản nhanh”.
“Thị trường bất động sản Nha Trang đang được kỳ vọng do đây là một thị trường “ngách”, tức là mở ra một lối thoát mới cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cũ khó khăn, không có khả năng sinh lời”, TS. Diễn khuyên.
“Ưu ái” phát triển nhà thu cho người thu nhập thấp Theo báo cáo tình hình triển khai, thực hiện các chương trình nhà ở 6 tháng đầu năm 2011 của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chú trọng phát triển chương trình nhà ở xã hội và đã đạt được những thành công nhất định. Cụ thể, đối với chương trình nhà ở cho người nghèo, đến nay, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 370.255 trên tổng số 512.475 hộ, đạt tỷ lệ 72% với nguồn vốn huy động được 9.037 tỷ đồng và giải ngân được 7.300 tỷ đồng, đạt 81%. Bên cạnh đó, chương trình nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành việc đắp bờ bao được 139/178 dự án, đạt 78%, đồng thời xây dựng được 1.781/36.327 căn nhà, đạt 5%... Điểm nổi bật của Chương trình nhà ở xã hội là nhà ở cho sinh viên, nhà thu nhập thấp (NTNT) và nhà ở cho công nhân đã được đông đảo người dân đón nhận và ủng hộ, đặc biệt là nhà ở dành cho người TNT ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Theo báo cáo, trên cả nước có 62 dự án nhà ở cho người TNT trong có đó 39 dự án khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 3.878 tỷ đồng, tổng diện tích sàn là 785.500 m2, đáp ứng cho khoảng 66.922 người có TNT. Hiện đã có 1.714 căn hộ hoàn thành phần xây dựng, đã bán cho các hộ dân được 728 căn (Hà Nội 328 căn và Đà Nẵng 4.00 căn). Dự kiến, đến cuối năm, sẽ có 22 dự án được khởi công, với tổng mức đầu tư khoảng 4.854 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 45.000 người. |
0 nhận xét