Một bản báo cáo mới nhất của LHQ về tình hình phát triển nông nghiệp đưa ra cảnh báo đến năm 2050, thế giới phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực mới có thể đảm bảo nuôi sống dân số toàn cầu. Tình hình an ninh lương thực trên thế giới đang có nhiều bất ổn do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra thiên tai dồn dập dẫn đến mất mùa đói kém.
Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tình trạng xói mòn đất, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nước và môi trường dẫn đến giảm sản lượng và chất lượng cây trồng. Điều này giải thích vì sao giá lương thực thực phẩm tại nhiều nước tăng vọt. Chính vì thế mà 925 triệu người trên toàn thế giới đang bị thiếu dinh dưỡng, hầu hết là tại các nước đang phát triển.
LHQ đánh giá cao vai trò của các tiểu nông, xem đây là trung tâm của an ninh lương thực vì 90% lương thực toàn cầu do họ cung cấp. Họ cần được chọn lựa các hình thức canh tác bảo vệ môi trường, trong đó liên quan đến mùa vụ, cách thu nước mưa, dùng phân bón hữu cơ cũng như cách bảo quản an toàn nông sản. LHQ ước tính trong vòng 40 năm tới, mỗi năm thế giới cần đầu tư 1,9 ngàn tỷ USD vào các công nghệ xanh trong nông nghiệp, trong đó 1,1 ngàn tỷ USD tập trung vào các nước đang phát triển để đáp ứng nhu cầu lương thực đang tăng nhanh.
Một trong những kỹ thuật để giúp cây trồng kháng bệnh tốt và đương đầu dễ dàng với thời tiết khắt nghiệt là nghiên cứu gien. Mexico từ nhiều năm qua đã nghiên cứu gien của lúa mạch để có được vụ lúa mạch bội thu với chất lượng cao. Nước này tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các nước khác.
Tại Campuchia, từ một nước thiếu ăn, nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác mới đã xuất khẩu được 80,4 ngàn tấn gạo tới thị trường châu Âu và các nước khác trong 6 tháng đầu năm 2011, tăng 369% so với cùng kỳ năm 2010.
LHQ đánh giá cao vai trò của các tiểu nông, xem đây là trung tâm của an ninh lương thực vì 90% lương thực toàn cầu do họ cung cấp. Họ cần được chọn lựa các hình thức canh tác bảo vệ môi trường, trong đó liên quan đến mùa vụ, cách thu nước mưa, dùng phân bón hữu cơ cũng như cách bảo quản an toàn nông sản. LHQ ước tính trong vòng 40 năm tới, mỗi năm thế giới cần đầu tư 1,9 ngàn tỷ USD vào các công nghệ xanh trong nông nghiệp, trong đó 1,1 ngàn tỷ USD tập trung vào các nước đang phát triển để đáp ứng nhu cầu lương thực đang tăng nhanh.
Một trong những kỹ thuật để giúp cây trồng kháng bệnh tốt và đương đầu dễ dàng với thời tiết khắt nghiệt là nghiên cứu gien. Mexico từ nhiều năm qua đã nghiên cứu gien của lúa mạch để có được vụ lúa mạch bội thu với chất lượng cao. Nước này tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các nước khác.
Tại Campuchia, từ một nước thiếu ăn, nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác mới đã xuất khẩu được 80,4 ngàn tấn gạo tới thị trường châu Âu và các nước khác trong 6 tháng đầu năm 2011, tăng 369% so với cùng kỳ năm 2010.
Gạo của Campuchia ngày càng được cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, sản lượng gạo xuất khẩu như vậy vẫn còn khá thấp so với năng suất lúa hiện nay (khoảng 3,9 triệu tấn). Nguyên nhân vì Campuchia chưa phát triển công nghệ sau thu hoạch như máy móc thu hoạch và chế biến gạo, nhà kho lưu trữ, hệ thống thu mua lúa… Nước này cần ít nhất 350 triệu USD để cải thiện công nghệ sau thu hoạch nhằm đạt mục tiêu 1 triệu tấn gạo xuất khẩu vào năm 2015.
Ở Philippines, đất nước thường xuyên nhập khẩu gạo do thiên tai dồn dập, các nhà khoa học đã có sáng kiến đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, theo đó không quá tập trung vào gạo mà tăng cường thêm bắp, khoai tây, chuối… Những thức ăn này không những cải thiện sức khỏe của người dân mà còn giảm lượng gạo tiêu thụ trên đầu người, tiết kiệm hàng triệu peso tiền nhập khẩu gạo. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ đưa 3,5% thành phần các loại thực phẩm này vào bữa ăn và sẽ nâng dần sau đó.
Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, LHQ kêu gọi cần có thêm một cuộc cách mạng xanh. 1,5 tỷ nông dân canh tác nhỏ tại các nước đang phát triển cần được hỗ trợ.
Ở Philippines, đất nước thường xuyên nhập khẩu gạo do thiên tai dồn dập, các nhà khoa học đã có sáng kiến đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, theo đó không quá tập trung vào gạo mà tăng cường thêm bắp, khoai tây, chuối… Những thức ăn này không những cải thiện sức khỏe của người dân mà còn giảm lượng gạo tiêu thụ trên đầu người, tiết kiệm hàng triệu peso tiền nhập khẩu gạo. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ đưa 3,5% thành phần các loại thực phẩm này vào bữa ăn và sẽ nâng dần sau đó.
Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, LHQ kêu gọi cần có thêm một cuộc cách mạng xanh. 1,5 tỷ nông dân canh tác nhỏ tại các nước đang phát triển cần được hỗ trợ.
Theo ông Manuel Montes, chuyên gia kinh tế LHQ, nhiều thập niên qua, đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được coi trọng. Giờ đây, phải ưu tiên vấn đề này để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực. Các chính phủ cần cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống tưới tiêu và cung cấp vốn vay cũng như kỹ thuật canh tác cho các hộ nông dân sao cho họ có thể sản xuất lương thực nhưng vẫn không gây hại môi trường.
THỤY VŨ
Theo SGGP
0 nhận xét