Sau cách mạng công nghiệp lần đầu bùng phát ở Anh, các máy công cụ của Anh được xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới, trong đó có cả các máy móc cơ khí với hệ đo đếm của Anh.
Ngày nay, cỡ đạn, dây thép, đinh... thường có số lẻ trong hệ đơn vị quốc tế (hệ SI). Tuy nhiên, nếu đặt trong hệ đo Anh Mỹ do 2 quốc gia này và một số nước chịu ảnh hưởng trong quá khứ, cỡ đạn, dây thép và đinh lại khá chẵn.
Đạn
Đạn thường được nhà sản xuất phân loại theo “ca líp” (caliber). Thông số “ca líp” này thực ra đại diện cho cỡ đạn của viên đạn.
Một số cỡ đạn thông dụng tính theo “ca líp” bao gồm các cỡ .22, .25, .357, .38, .44, .45 ... Trong đời sống, các cụm từ “súng trường cỡ 22”, “súng săn ca líp 12” rất hay được dùng trong các nước sử dụng hệ đo đếm Anh - Mỹ.
Đạn
Đạn thường được nhà sản xuất phân loại theo “ca líp” (caliber). Thông số “ca líp” này thực ra đại diện cho cỡ đạn của viên đạn.
Một số cỡ đạn thông dụng tính theo “ca líp” bao gồm các cỡ .22, .25, .357, .38, .44, .45 ... Trong đời sống, các cụm từ “súng trường cỡ 22”, “súng săn ca líp 12” rất hay được dùng trong các nước sử dụng hệ đo đếm Anh - Mỹ.
So sánh một số cỡ đạn thông dụng được sử dụng tại Hoa Kỳ. |
Đơn vị đo này thực tế là đường kính của viên đạn tính theo inch với mỗi inch bằng 25,4 mm. Như vậy, cỡ đạn .22 tương đương với cỡ đạn 5,56 mm rất thông dụng trong quân đội Mỹ và NATO.
Trên thực tế, sau cách mạng công nghiệp lần đầu bùng phát ở Anh, các máy công cụ của Anh được xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới, trong đó có cả các máy móc cơ khí với các thông số đo đạc được tính theo hệ Anh như inch, foot.
Do đó, các cỡ đạn 7,62 mm; 12,7 mm; cỡ pháo 76,2 mm; 127 mm tuy rất lẻ nếu tính theo hệ mét nhưng lại là chẵn theo hệ inch, tương đương 0,3 ; 0,5 ; 3 và 5 inch.
Các cụm từ đi kèm cỡ đạn như .357 Magnum, .44 Special biểu thị cho loại thuốc đạn được sử dụng trong viên đạn.
Trên thực tế, sau cách mạng công nghiệp lần đầu bùng phát ở Anh, các máy công cụ của Anh được xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới, trong đó có cả các máy móc cơ khí với các thông số đo đạc được tính theo hệ Anh như inch, foot.
Do đó, các cỡ đạn 7,62 mm; 12,7 mm; cỡ pháo 76,2 mm; 127 mm tuy rất lẻ nếu tính theo hệ mét nhưng lại là chẵn theo hệ inch, tương đương 0,3 ; 0,5 ; 3 và 5 inch.
Các cụm từ đi kèm cỡ đạn như .357 Magnum, .44 Special biểu thị cho loại thuốc đạn được sử dụng trong viên đạn.
Pháo AK-176 có cỡ nòng 76,2 mm hay 3 inch. |
Khác một chút so với súng bắn đạn thông thường; các loại súng săn hay shotgun bắn đạn “hoa cải”, gồm nhiều viên bi chì trong một đầu đạn thì có cách đo cỡ nòng khác.
Các cỡ súng 12,14 hay 20 gauge tương đương với số viên chì có đường kính bằng nòng súng có tổng khối lượng bằng một bảng (0,454 kg).
Ví dụ, nòng súng cỡ 12 gauge (cỡ phổ biến nhất của nòng súng shotgun hiện nay như SPAS-12, Mossberg-500...) có nghĩa là 12 viên bi chì có đường kính bằng nòng súng sẽ có tổng khối lượng bằng 0,454 kg.
Làm một phép tính nhỏ có thể tính được đường kính nòng súng 12 gauge sẽ xấp xỉ bằng 18,5 mm.
Các cỡ súng 12,14 hay 20 gauge tương đương với số viên chì có đường kính bằng nòng súng có tổng khối lượng bằng một bảng (0,454 kg).
Ví dụ, nòng súng cỡ 12 gauge (cỡ phổ biến nhất của nòng súng shotgun hiện nay như SPAS-12, Mossberg-500...) có nghĩa là 12 viên bi chì có đường kính bằng nòng súng sẽ có tổng khối lượng bằng 0,454 kg.
Làm một phép tính nhỏ có thể tính được đường kính nòng súng 12 gauge sẽ xấp xỉ bằng 18,5 mm.
Cỡ nòng súng của khẩu SPAS-12 12 gauge này tương đương 18,5 mm. |
Dây thép
Hệ đo kích cỡ đường kính dây thép của Hoa Kỳ (AWG - American Wire Gauge) cũng khá thú vị. Các thuật ngữ như dây “cỡ 10”, “cỡ 12”, “cỡ 20” thường được sử dụng rất rộng rãi.
Hệ đo này chạy từ cỡ 00, tương đương dây có đường kính 0,5 inch (12,7 mm) cho tới cỡ 40 (0,0254 mm). Cỡ theo AWG càng lớn thì đường kính dây càng nhỏ.X
Hệ đo này chạy từ cỡ 00, tương đương dây có đường kính 0,5 inch (12,7 mm) cho tới cỡ 40 (0,0254 mm). Cỡ theo AWG càng lớn thì đường kính dây càng nhỏ.X
Sản xuất dây thép bằng cách kéo phôi thép qua lần lượt các lỗ nhỏ dần cho đến khi đạt đường kính mong muốn. |
Xuất xứ của hệ đo này bắt nguồn từ thế kỷ 13 tại châu Âu. Khi đó, dây thép thường được sản xuất bằng cách kéo phôi thép ban đầu qua các lỗ nhỏ dần để tạo thành dây.
Muốn kéo dây càng nhỏ, càng phải kéo phôi qua nhiều lỗ. Con số cỡ AWG được nêu trên tương đương với số lỗ cần phải kéo phôi qua để đạt được đường kính cần thiết, càng cần dây nhỏ thì số lỗ phải kéo qua càng nhiều.
Do đó, ta có thể biết để tạo ra dây thép cỡ 40 (đường kính 0,0254 mm - tương đương một sợi tóc) thì cần phải kéo phôi qua tới 40 lỗ.
Đinh
Trong địa phận nước Mỹ, đinh thường được đo bằng đơn vị penny (ký hiệu là d) khi bán trên thị trường. Người mua có thể mua được đinh từ 2d cho đến 50d.
Muốn kéo dây càng nhỏ, càng phải kéo phôi qua nhiều lỗ. Con số cỡ AWG được nêu trên tương đương với số lỗ cần phải kéo phôi qua để đạt được đường kính cần thiết, càng cần dây nhỏ thì số lỗ phải kéo qua càng nhiều.
Do đó, ta có thể biết để tạo ra dây thép cỡ 40 (đường kính 0,0254 mm - tương đương một sợi tóc) thì cần phải kéo phôi qua tới 40 lỗ.
Đinh
Trong địa phận nước Mỹ, đinh thường được đo bằng đơn vị penny (ký hiệu là d) khi bán trên thị trường. Người mua có thể mua được đinh từ 2d cho đến 50d.
Một số cỡ đinh thông dụng. |
Thay vì ký hiệu là p như quy cách thông thường, đơn vi này lại ký hiệu là d. Điều này được lý giải như sau: Ký hiệu “d” là ký hiệu viết tắt của dinarius, đồng tiền xu của La Mã. Mặc dù đơn vị penny này đại diện cho độ dài, tuy nhiên nguồn gốc của nó lại từ số tiền xu dinarius có thể mua 100 cái đinh cùng độ dài đó vào năm 1.400. Đơn giản chỉ là vậy.
0 nhận xét