Nghị sĩ Philippines thị sát đảo Thị Tứ

Một nhóm nghị sĩ Philippines đã bay đến đảo Thị Tứ dù chưa được quốc hội nước này chính thức cho phép và vấp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc.

Nghị sĩ Philippines thị sát đảo Thị Tứ
Tổng tư lệnh miền Tây và các Hạ nghị sĩ đi thị sát trên bờ biển

Dẫn đầu chuyến viếng thăm là Hạ nghị sĩ Walden Bello. Đi cùng ông còn có các hạ nghị sĩ khác là Teddy Brawner Baguilat, Ben Evardone, Arlene "Kaka" Bag-ao và một nhóm phóng viên. Họ đã lên hai máy bay tư nhân để đến đảo Pagasa (cách người Philippines gọi đảo Thị Tứ) vào sáng 20/7.
Ngoài ra chuyến đi còn có Tư lệnh miền Tây – Trung tướng Juancho Sabban, Thống đốc tỉnh Palawan - Baham Mitra và Thị trưởng đảo Kalayaan - ông Eugenio Bito-Onon.
Năm thành viên quốc hội đã có một bữa tiệc nhỏ với những binh lính, quan chức địa phương và các nhà báo. Họ cũng đã giương cao hai lá cờ Philippines trên nóc tòa nhà của chính quyền sở tại và thực hiện các nghi thức chào cờ.
Nhà lập pháp Walden Bello cho biết chuyến viếng thăm là một nỗ lực để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ, nhưng ông cũng nhấn mạnh những người dân Philippines sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Chúng tôi đến trong hòa bình và hỗ trợ các biện pháp ngoại giao. Nhưng hãy để cho bất cứ ai, bất cứ thế lực bên ngoài nào đều hiểu rằng nếu họ dám đuổi người dân Philippines ra khỏi Pagasa thì chúng ta sẽ không đi đâu cả mà bám trụ lại”. “Người dân Philippines sinh ra để chống lại quân xâm lược. Họ sẵn sàng chết vì mảnh đất quê hương”.
Ông Bello cũng nói máy bay của đoàn cũng đã bay trên những hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền, song vẫn thận trọng giữ khoảng cách.
Trước đó Trung Quốc lên tiếng chỉ trích chuyến đi, cho rằng chuyến thăm “không có mục đích nhưng lại làm xói mòn hòa bình và ổn định trong khu vực, phá hoại quan hệ Trung Quốc - Philippines".
Ông Walden Bello bỏ ngoài tai những lời chỉ trích này. Ông cho rằng phản ứng như vậy là “vô cùng bất lịch sự”.
Ông cho biết thêm chuyến đi được tư nhân tài trợ, trong đó có nữ doanh nhân Loida Nicolas Lewis và ông chủ nhãn hàng Starbucks - Jun Lopez. Đây hoàn toàn là một chuyến đi không chính thức và mang tính riêng tư.
Phía Bộ ngoại giao Philippines cũng cho biết chuyến thị sát đến vùng lãnh thổ Philippines tuyên bố chủ quyền, do đó phản ứng của Trung Quốc là vô căn cứ. Chuyến đi độc lập với chính phủ và nhằm thăm dò tình hình, không nên coi đây là một hành động “công kích”.
Thăm viếng cá nhân hay “nhiệm vụ hòa bình và chủ quyền”?

Nghị sĩ Philippines thị sát đảo Thị Tứ
Đảo Thị Tứ.
Dù phía Philippines một mực cho rằng đây là một cuộc thị sát riêng tư nhưng vẫn có nhiều điểm đặc biệt. Thứ nhất, Quốc hội chưa chính thức cho phép tiến hành chuyến thăm viếng song sự có mặt của Thống đốc tỉnh Palawan, Thị trưởng thành phố Kalayaan, thậm chí là Tư lệnh miền Tây thuộc Lực lượng vũ trang Philippines chứng tỏ không có sự phản đối nào. Chuyến đi có mặt các quan chức chẳng khác gì một lời khẳng định chủ quyền của Philippines ở vùng đảo tranh chấp này.
Thứ hai, Trung Quốc đã cảnh báo nghiêm khắc nhưng chuyến đi vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch đã thông báo trước đó. Động thái này mang thông điệp, Trung Quốc không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Philippines.
Thứ ba, chuyến đi do tư nhân tài trợ. Như vậy, chủ quyền biển đảo đã thành một vấn đề lớn, không chỉ là mối quan tâm mà còn nhận được sự tham gia của xã hội. Chưa kể trong chuyến đi, có hai đại diện thuộc Đảng cánh tả Akbayan vốn được quần chúng nhân dân ủng hộ mạnh mẽ.
Thứ tư, những hành động các hạ nghị sĩ, quan chức địa phương, quân dân trên đảo cùng nâng cao quốc kỳ, hát vang quốc ca, đọc Cam kết dân tộc là biểu tượng của sự nhất trí đồng lòng đoàn kết bảo vệ chủ quyền của Philippines.
Thứ năm, các hạ nghị sĩ đến đảo Thị Tứ trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang diễn ra hội nghị chung để làm giảm những căng thẳng trên biển Đông, Philippines cũng đã chấp nhận đàm phán đa phương. Tag: Tranh chấp biển Đông
Theo Báo Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia