Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt: Thương vụ lịch sử!

Việc sáp nhập hai thương hiệu Tiết kiệm Bưu điện và Ngân hàng Liên Việt được giới chuyên môn đánh giá là một thương vụ mang tính lịch sử.
 
Ngày 29/7/2011 tới đây sẽ diễn ra Lễ ra mắt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt. Đây là kết quả của quá trình sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt.

Thương vụ mang tính lịch sử này trên thị trường tài chính ngân hàng khi một Ngân hàng kết hợp với một doanh nghiệp có hệ thống điểm phục vụ rộng lớn nhất cả nước hứa hẹn những cuộc chạy đua hấp dẫn trên thị trường tài chính bán lẻ Việt Nam.

Câu chuyện hai thương hiệu…

Ra đời cách đây tròn 3 năm, xuất hiện trên thị trường như “một người” đến sau, nhưng Ngân hàng Liên Việt đã làm ngỡ ngàng tất cả những ai vốn quan tâm tới lĩnh vực tài chính ngân hàng bởi những bước tiến nhanh, dài và chắc chắn.

Sau ba năm hoạt động, trải qua nhiều cơ hội và thách thức, Ngân hàng Liên Việt đã có vốn điều lệ 5.650 tỷ đồng (tăng gần gấp hai lần so với năm đầu), tổng tài sản đạt trên 40.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận lũy kế đạt trên 2.000 tỷ trong cùng thời gian. Cũng trong thời gian này, mạng lưới Ngân hàng Liên Việt mở rộng gấp 7 lần (từ 7 điểm giao dịch ban đầu lên 50 điểm), và nhân sự tăng gấp ba lần (từ 500 lên 1.500).

Ngân hàng Liên Việt đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân tới trên 5 vạn người. Lượng khách hàng tổ chức gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội khác đạt con số hàng nghìn. Liên Việt đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc, trở thành NH uy tín và được yêu chuộng hàng đầu trong khối ngành Ngân Hàng Việt Nam
Thương hiệu Bưu Điện hay Bưu chính Việt Nam đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân. Là kết quả của của quá trình chia tách Bưu chính Viễn thông để hình thành Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đi vào họat động chính thức từ 01/1/2008.

Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Viet Nam Post) là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với hệ thống mạng lưới gồm 63 Bưu điện tỉnh, thành phố, 07 công ty trực thuộc và gần 18.000 điểm phục vụ bao gồm các Bưu cục, Đại lý Bưu điện, Kiot, Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên toàn quốc.

Bưu chính Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính chuyển phát, Tài chính và bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Một trong những dịch vụ hàng đầu của Bưu chính là Tiết kiệm Bưu Điện với đơn vị chủ dịch vụ là Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện.

Hơn 12 năm qua, Tiết kiệm Bưu Điện đã giành chỗ đứng đáng kể trên thị trường tài chính. Hoạt động của hệ thống Tiết kiệm Bưu điện đã góp phần thúc đẩy việc thay đổi thói quen thanh toán dùng tiền mặt, góp phần đưa các dịch vụ tài chính, ngân hàng đến gần với người dân, đặc biệt là dân cư tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Định hướng hình thành một ngân hàng Bưu Điện trên nền tảng của Tiết kiệm Bưu Điện cũng đã được các thế hệ lãnh đạo Ngành Bưu Điện đề cập trong chiến lược phát triển từ những năm đầu đổi mới.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 224/TTg-ĐMDN, ngày 21/2/2011 chấp thuận cho để Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việtbằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Ngày 22/6 và30/6/2011 vừa qua, Bưu chính Việt Nam và Ngân hàng Liên Việt đã ký một loạt các văn bản thực hiện quá trình này: Biên bản góp vốn, Biên bản bàn giao dịch vụ tiết kiệm bưu điện và Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện và đặc biệt là Hợp đồng khung về hợp tác kinh doanh mở ra những cơ hội hợp tác giữa hai bên.

… và mục tiêu trở thành đế chế

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc “se duyên” giữa Bưu Điện và ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Ở Việt Nam ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì chưa có Ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy.

Nhưng đối với các ngân hàng, thì hệ thống điểm kinh doanh, phục vụ của Bưu Điện rộng lớn hơn nhiều, len lỏi tới từng xã, bản trên toàn quốc. Cuộc sáp nhập này làhết sức đặc biệt, sẽ khai sinh ra mô hình Ngân hàng Bưu Điện đầu tiên tại Việt Nam giúp triển khai các hoạt động tài chính vi mô đến từng hộ gia đình trong cả nước.

Phải thừa nhận, việc hình thành Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt không chỉ tạo ra một “cú hích” mạnh trên thị trường tài chính, tiền tệ mà còn cả đối vớingành Bưu chính Việt Nam vốn đang gặp khó khăn chồng chất sau hơn 3 năm được thành lập thực hiện quá trình chia tách bưu chính viễn thông.

Mọi chương trình, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt vẫn là những ẩn số và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều bất ngờ. Nhưng điều cũng dễ nhận ra là Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sẽ không bỏ sót bất cứ một cơ hội nào, một điều kiện nào để có thể khai thác nhanh nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có của Bưu chính để tạo sự liên kết phát triển.

Ngay trong ngày đầu tiên ký biên bản bàn giao vốn (22/6/2011), Ngân hàng Liên Việt cùng Bưu chính Việt Nam đã ký Hợp đồng khung về hợp tác kinh doanh và Hợp đồng phát triển dịch vụ ngân hàng hạn chế tại các cơ sở Bưu Điện, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Ngân hàng vốn được xem là non trẻ về tuổi đời nhưng già dặn trên thương trường này.

Với mạng lưới rộng lớn và số lao động khá cao của Bưu chính, trong vài năm tới Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chỉ cần liên kết tham gia tại một nửa số lượng điểm kinh doanh, phục vụ (khoảng 9.000 điểm) và sử dụng một phần lao động (khoảng 1 vạn nhân viên) với các gói dịch vụ đa dạng của Ngân hàng tại các cơ sở Bưu Điện, chỉ dùng những phép tính đơn giản thôi cũng đã thấy những kết quả rất lớn.

Điều đặc biệtviệc thiết lập Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sẽ là giải pháp cụ thể góp phần thực hiệnchương trình phát triển “Tam Nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) và cộng đồng dân cư cả nước, đem lại nhiều lợi ích toàn diện và thiết thực cho đất nước, cho toàn xã hội, mỗi người dân và của doanh nghiệp.
 
Mục tiêu để Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sớm trở thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam là rõ ràng, song con đường đi lên cũng hoàn toàn không đơn giản, bên cạnh đó là các yếu tố luôn thay đổi của thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào sự thành công Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, vì sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao và dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo của Ngân hàng này, trình độ của đội ngũ nhân viên hiện có và sự góp mặt tới đây của đội ngũ nhân viên Bưu chính Việt Nam.
Theo VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia