Đại sứ Nga tại NATO – ông Dmitry Rogozin hôm qua (28/7) cho biết, dự án lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu có thể là một bước đi nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Iran.
Washington luôn khẳng định kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ phía Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Rogozin, "hệ thống lá chắn tên lửa không đơn thuần chỉ là một hệ thống phòng vệ. Nhiều chuyên gia am hiểu ở Nga và các nước khác lo ngại rằng, việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu dù được thông báo chính thức là để ngăn chặn mối đe dọa từ Iran nhưng thực tế có thể là một cái cớ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Iran".
Các cường quốc phương Tây cáo buộc Tehran bí mật theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân trong khi Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích dân sự. Nga ủng hộ phương án thông qua các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
"Chắc chắn là một hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào những vũ khí ảo, vũ khí tưởng tượng và những mối đe dọa không tồn tại chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng”, ông Rogozin đã phát biểu như vậy.
Đại sứ Rogozin nhấn mạnh, Nga vẫn duy trì các mối quan hệ tiếp xúc với Iran và ủng hộ “chương trình hạt nhân hòa bình” của nước này.
Đại sứ Rogozin, người đang có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara về dự án lá chắn tên lửa của Mỹ, cho biết, Washington đã theo đuổi kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa mà không bàn bạc gì với Nga hay các đối tác Châu Âu.
"Chính phủ Rumani và Mỹ gần đây đã ký một thỏa thuận thành lập một căn cứ để lắp đặt các tên lửa đánh chặn gần Bucharest và ngay sau đó, tàu chiến USS Monterey đã vào vùng Biển Đen", ông Rogozin cho hay.
Đại sứ Nga nói thêm, Washington còn có kế hoạch triển khai các hệ thống vũ khí và xử lý dữ liệu ở các nước Châu Âu khác từ nay đến năm 2018.
Các chuyên gia Mỹ cũng đang đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ở phía đông nam đất nước. Một bệ phóng tên lửa đánh chặn sẽ được lắp đặt ở Ba Lan năm 2018 và đến năm 2020, các tên lửa mới sẽ được đặt tại đây. Khi đó, hệ thống lá chắn tên lửa này có thể đe dọa khả năng hạt nhân chiến lược của Nga.
Ông Rogozin khẳng định, không nước NATO nào có công nghệ tên lửa đánh chặn vì vậy các nước này không có sự lựa chọn nào khác là sẽ phải mua các bộ phận tên lửa từ Mỹ.
Mỹ đàm phán với NATO về việc triển khai hệ thống radar
Trong lúc này, có tin, Mỹ đang có các cuộc đàm phán với một số quốc gia NATO về việc triển khai một hệ thống radar như một phần của kế hoạch lá chắn tên lửa ở Châu Âu, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
"Chúng tôi đang đàm phán với một số nước trong NATO về hệ thống radar này và khi nào thì nó có thể được triển khai nhưng tôi không muốn đi vào chi tiết của những cuộc đàm phán đó", phát ngôn viên Mark Toner cho biết tại một cuộc họp báo diễn ra định kỳ. Ông Toner cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước mà Mỹ đang có các cuộc đàm phán về việc thiết lập hệ thống radar nói trên.
Ông Toner tái khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu mà Mỹ đã ấp ủ kế hoạch từ lâu sẽ không nhằm vào Nga và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ nước nào.
"Nói về việc Nga phản đối kế hoạch lá chắn tên lửa, chúng tôi từ lâu đã luôn tìm kiếm mối quan hệ hợp tác lâu dài với Nga về vấn đề này. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác với họ. Chúng tôi cũng đã nói rõ từ nhiều năm nay rằng, kế hoạch lá chắn tên lửa của chúng tôi không tập trung vào Nga. Nó không phải là một mối đe dọa đối với họ", phát ngôn viên Toner nói thêm.
Nga vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ đối với các kế hoạch của Mỹ về việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa gần biên giới của nước này. Moscow cho rằng hệ thống đó sẽ là một mối đe dọa an ninh đối với nước Nga. Cả NATO và Mỹ khăng khăng cho rằng lá chắn tên lửa của họ là nhằm để bảo vệ các nước thành viên NATO khỏi những cuộc tấn công từ Triều Tiên và Iran, không nhằm vào Nga.
Washington luôn khẳng định kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ phía Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Rogozin, "hệ thống lá chắn tên lửa không đơn thuần chỉ là một hệ thống phòng vệ. Nhiều chuyên gia am hiểu ở Nga và các nước khác lo ngại rằng, việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu dù được thông báo chính thức là để ngăn chặn mối đe dọa từ Iran nhưng thực tế có thể là một cái cớ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Iran".
Các cường quốc phương Tây cáo buộc Tehran bí mật theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân trong khi Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích dân sự. Nga ủng hộ phương án thông qua các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
"Chắc chắn là một hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào những vũ khí ảo, vũ khí tưởng tượng và những mối đe dọa không tồn tại chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng”, ông Rogozin đã phát biểu như vậy.
Đại sứ Rogozin nhấn mạnh, Nga vẫn duy trì các mối quan hệ tiếp xúc với Iran và ủng hộ “chương trình hạt nhân hòa bình” của nước này.
Đại sứ Rogozin, người đang có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara về dự án lá chắn tên lửa của Mỹ, cho biết, Washington đã theo đuổi kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa mà không bàn bạc gì với Nga hay các đối tác Châu Âu.
"Chính phủ Rumani và Mỹ gần đây đã ký một thỏa thuận thành lập một căn cứ để lắp đặt các tên lửa đánh chặn gần Bucharest và ngay sau đó, tàu chiến USS Monterey đã vào vùng Biển Đen", ông Rogozin cho hay.
Đại sứ Nga nói thêm, Washington còn có kế hoạch triển khai các hệ thống vũ khí và xử lý dữ liệu ở các nước Châu Âu khác từ nay đến năm 2018.
Các chuyên gia Mỹ cũng đang đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ở phía đông nam đất nước. Một bệ phóng tên lửa đánh chặn sẽ được lắp đặt ở Ba Lan năm 2018 và đến năm 2020, các tên lửa mới sẽ được đặt tại đây. Khi đó, hệ thống lá chắn tên lửa này có thể đe dọa khả năng hạt nhân chiến lược của Nga.
Ông Rogozin khẳng định, không nước NATO nào có công nghệ tên lửa đánh chặn vì vậy các nước này không có sự lựa chọn nào khác là sẽ phải mua các bộ phận tên lửa từ Mỹ.
Mỹ đàm phán với NATO về việc triển khai hệ thống radar
Trong lúc này, có tin, Mỹ đang có các cuộc đàm phán với một số quốc gia NATO về việc triển khai một hệ thống radar như một phần của kế hoạch lá chắn tên lửa ở Châu Âu, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
"Chúng tôi đang đàm phán với một số nước trong NATO về hệ thống radar này và khi nào thì nó có thể được triển khai nhưng tôi không muốn đi vào chi tiết của những cuộc đàm phán đó", phát ngôn viên Mark Toner cho biết tại một cuộc họp báo diễn ra định kỳ. Ông Toner cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước mà Mỹ đang có các cuộc đàm phán về việc thiết lập hệ thống radar nói trên.
Ông Toner tái khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu mà Mỹ đã ấp ủ kế hoạch từ lâu sẽ không nhằm vào Nga và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ nước nào.
"Nói về việc Nga phản đối kế hoạch lá chắn tên lửa, chúng tôi từ lâu đã luôn tìm kiếm mối quan hệ hợp tác lâu dài với Nga về vấn đề này. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác với họ. Chúng tôi cũng đã nói rõ từ nhiều năm nay rằng, kế hoạch lá chắn tên lửa của chúng tôi không tập trung vào Nga. Nó không phải là một mối đe dọa đối với họ", phát ngôn viên Toner nói thêm.
Nga vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ đối với các kế hoạch của Mỹ về việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa gần biên giới của nước này. Moscow cho rằng hệ thống đó sẽ là một mối đe dọa an ninh đối với nước Nga. Cả NATO và Mỹ khăng khăng cho rằng lá chắn tên lửa của họ là nhằm để bảo vệ các nước thành viên NATO khỏi những cuộc tấn công từ Triều Tiên và Iran, không nhằm vào Nga.
Kiệt Linh - (theo RIA)
VnMedia
0 nhận xét