Nga lo ngại hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.


Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.


Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.


Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm
Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.


Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.


Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.


Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.


Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã  ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.


Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.


Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.


Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich”  của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.


Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.


Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"


Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.


Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.


Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.


Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.


Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

Theo Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia