Ảnh minh họa |
Ngày 9-7 tới, Nam Sudan sẽ chính thức tách khỏi CH Sudan. Tuy nhiên, càng gần ngày Nam Sudan chuẩn bị trở thành một quốc gia độc lập, càng xuất hiện nhiều quan ngại về tương lai cũng như khả năng vượt qua những khó khăn đe dọa sự ổn định của nhà nước non trẻ này.
Giới phân tích Sudan đều nhận định, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Nam Sudan sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn về cả an ninh, kinh tế và chính trị. Những khó khăn đó có thể phá hỏng niềm vui của người dân miền Nam trước sự ra đời của một nhà nước mà họ mong mỏi từ lâu.
Giới phân tích Sudan đều nhận định, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Nam Sudan sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn về cả an ninh, kinh tế và chính trị. Những khó khăn đó có thể phá hỏng niềm vui của người dân miền Nam trước sự ra đời của một nhà nước mà họ mong mỏi từ lâu.
Theo ông Hassan Bayoumy, chuyên gia về quân đội Sudan, thách thức lớn nhất mà Nam Sudan sẽ phải đối mặt là an ninh, bởi sẽ có nhiều dân quân phát động các cuộc tấn công tại khu vực này. Hơn nữa, giữa chính phủ Nam Sudan và một số thế lực chính trị quan trọng tại đây vẫn tồn tại nhiều bất đồng như sự bất mãn trước việc bộ lạc Dinka chi phối chính phủ hay tình trạng thiếu đoàn kết thực sự giữa chính người miền Nam với nhau.
Ngoài ra, việc phân phối không đồng đều cơ hội cho các chính đảng Nam Sudan tham gia chính phủ và những yêu cầu của người dân sống tại các khu vực sản xuất dầu lửa đòi được hưởng một phần sản lượng dầu khai thác được, đặc biệt là dầu từ các vùng của bộ lạc Nuer vốn có rất đông dân quân có vũ trang, nếu không được xử lý thỏa đáng cũng rất dễ gây bùng phát xung đột.
Trong khi đó, giáo sư khoa học chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược ở Khartoum (CH Sudan), Khalid Dirar, tin rằng Nam Sudan cần có nỗ lực chính trị để giảm bớt mối đe dọa an ninh đến từ các cuộc xung đột giữa những bộ lạc.
Trong khi đó, giáo sư khoa học chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược ở Khartoum (CH Sudan), Khalid Dirar, tin rằng Nam Sudan cần có nỗ lực chính trị để giảm bớt mối đe dọa an ninh đến từ các cuộc xung đột giữa những bộ lạc.
Theo ông, chính phủ Nam Sudan sẽ phải nỗ lực để đoàn kết các nhóm sắc tộc thì mới đạt được một nền hòa bình tương đối, nhất là khi một số bộ lạc ở miền Nam không che giấu sự phẫn nộ trước việc bộ lạc Dinka nắm quyền kiểm soát các thể chế của nhà nước.
Theo thống kê của LHQ, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, hơn 1.800 người thiệt mạng, hơn 260.000 người phải rời bỏ nhà cửa do xung đột giữa các bộ lạc tại nhiều khu vực miền Nam Sudan.
Về kinh tế, nhà phân tích kinh tế Sudan, Somia Sayed, cho rằng Nam Sudan sẽ vấp phải vô số thách thức, mà lớn nhất là hạ tầng cơ sở. Nhà nước Nam Sudan mới sẽ phải chi rất nhiều cho hạ tầng cơ sở mới bình ổn được nền kinh tế, thực thi những cam kết đã đưa ra đối với người dân. Nam Sudan có rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá như dầu mỏ, đất nông nghiệp màu mỡ, nhưng việc thiếu tài chính, kỹ thuật, cùng nhân công có tay nghề sẽ trở thành thách thức cho chính phủ nước này trong việc khai thác những nguồn lợi trên.
Về kinh tế, nhà phân tích kinh tế Sudan, Somia Sayed, cho rằng Nam Sudan sẽ vấp phải vô số thách thức, mà lớn nhất là hạ tầng cơ sở. Nhà nước Nam Sudan mới sẽ phải chi rất nhiều cho hạ tầng cơ sở mới bình ổn được nền kinh tế, thực thi những cam kết đã đưa ra đối với người dân. Nam Sudan có rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá như dầu mỏ, đất nông nghiệp màu mỡ, nhưng việc thiếu tài chính, kỹ thuật, cùng nhân công có tay nghề sẽ trở thành thách thức cho chính phủ nước này trong việc khai thác những nguồn lợi trên.
Theo nhà phân tích Sayed, trong bối cảnh hiện nay, cách tốt nhất cho Nam Sudan chính là bắt tay hợp tác với miền Bắc Sudan và lập tức mở cửa thu hút, tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong những năm qua, các cuộc nội chiến triền miên giữa 2 miền Nam-Bắc Sudan đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người. Thảm kịch này chỉ kết thúc vào năm 2005, khi hai bên ký Thỏa thuận hòa bình toàn diện (CPA) vào năm 2005. Khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, người dân miền Nam Sudan hy vọng việc thành lập nhà nước độc lập sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và trong tương lai sẽ tránh được các cuộc tàn sát lẫn nhau không đáng có.
Trong những năm qua, các cuộc nội chiến triền miên giữa 2 miền Nam-Bắc Sudan đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người. Thảm kịch này chỉ kết thúc vào năm 2005, khi hai bên ký Thỏa thuận hòa bình toàn diện (CPA) vào năm 2005. Khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, người dân miền Nam Sudan hy vọng việc thành lập nhà nước độc lập sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và trong tương lai sẽ tránh được các cuộc tàn sát lẫn nhau không đáng có.
Nhưng với những khó khăn sẽ phải đối mặt, rõ ràng chính phủ Nam Sudan mới sẽ phải nỗ lực rất nhiều, có những quyết sách chính trị, kế hoạch kinh tế hợp lý để nhà nước non trẻ có thể phát triển “khỏe mạnh” bên cạnh người hàng xóm Bắc Sudan, đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
ĐỖ VĂN
Theo SGGP
0 nhận xét