Anh cán bộ văn hóa thông tin huyện Đak Krông, tỉnh Đak Nông chỉ tay về bên trái hướng xe đang chạy:
– Kia, Nâm Nung kia.
Trong ánh chiều vàng hắt lại, đỉnh Nâm Nung hiện lên giữa rặng núi xanh, bồng bềnh qua mấy dải mây trắng. Tôi ngước mắt chiêm ngưỡng đỉnh núi mà mấy ngày qua, đi khắp tỉnh, tôi đều nghe nhắc tên, và thấy nó trên măngsét tạp chí văn nghệ tỉnh đủ các màu xanh đỏ vàng nâu… Nó là biểu tượng đầy tự hào của tỉnh Đak Nông.
Rừng núi Nâm Nung - tỉnh Đak Nông. Ảnh: T.L |
Theo tiếng M’Nông, Nâm Nung có nghĩa là núi loa, núi kèn. Nhưng sao Nâm Nung không có hình loa kèn? Tôi nhìn bao quát chân trời và thấy Nâm Nung như cô gái đang nằm ngủ, đầu hướng về phía biển, chân duỗi về biên giới nước bạn Campuchia, nhưng nếu đặt nó trong cả dãy núi thì cùng với đỉnh núi bên cạnh có mây trắng bay bay, nó như phát lên những tiếng nhạc dặt dìu tha thiết...
Người xưa đặt tên này cho nó chắc vì nó đã cất lên tiếng lòng thiết tha với cuộc sống, với tình yêu, và với cả tiếng gọi hào hùng giữ gìn đất đai, sông núi? Những câu chuyện kể của người dân về lịch sử xa xưa, về những ngày Nâm Nung là vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến gợi cho tôi nhiều cảm xúc.
Một cựu chiến binh vùng này hiểu biết khá nhiều về Nâm Nung kể lại truyền thuyết của dân bản địa về ngọn núi: Thuở trước, tổ tiên người dân nơi đây đã dựng trên đỉnh Nâm Nung một cây cột chống trời; cột cao quá nên phải dùng dây chằng giữ cho khỏi đổ; trời tức giận làm gió mưa sấm sét quật ngã cột; giờ trên đỉnh núi vẫn còn một vùng xưa là lỗ chôn cột (chắc vì dấu tích miệng núi lửa nên gọi núi Kèn) và các dây chằng đổ vật xuống thành các con sông Krông Nô, Krông Ana… bây giờ.
Trên núi có một con suối gọi là suối Vo Gạo, vì nước suối lúc nào cũng đục như nước vo gạo. Người cựu chiến binh giải thích rằng đó là vì suối chảy qua những địa tầng đất sét trắng. Nhưng anh bạn tôi thì lại giải thích: nước suối đục vì chảy qua các vỉa quặng nhôm. Chẳng biết có phải vậy không nhưng đã là truyền thuyết thì ta cứ để cho trí tưởng tượng tự do bay bổng…
Chúng tôi về xã Nâm N’Dir khi trời đã xế chiều. Nâm N’Dir có nghĩa là núi hoài niệm mà tôi “dịch” là núi nhớ thương, tách ra từ xã Nâm Nung. Vì qua mấy ngày dong ruỗi trên địa bàn Đak Nông, tôi thấy lòng đầy ắp nhớ thương, hoài niệm, đọng lại ở đêm gặp gỡ người dân Nâm N’Dir dưới chân Nâm Nung này.
Nâm Nung là khu căn cứ cách mạng từ thời chống Pháp, thời Mỹ là nơi tập kết người và hàng của lực lượng cách mạng vùng Nam Tây Nguyên; Nâm Nung là cửa ngõ đi vào chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột, chốt quan trọng của hành lang kháng chiến một vùng; Nâm Nung là chỗ dựa của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đức cũ (vùng tỉnh Lâm Đồng bây giờ), nhất là bon Jốc Yu, nơi tiếp tế lương thực thực phẩm, chuyển thương…
Nâm Nung là khu căn cứ cách mạng từ thời chống Pháp, thời Mỹ là nơi tập kết người và hàng của lực lượng cách mạng vùng Nam Tây Nguyên; Nâm Nung là cửa ngõ đi vào chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột, chốt quan trọng của hành lang kháng chiến một vùng; Nâm Nung là chỗ dựa của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đức cũ (vùng tỉnh Lâm Đồng bây giờ), nhất là bon Jốc Yu, nơi tiếp tế lương thực thực phẩm, chuyển thương…
Đêm cuối tháng, trời tối không trăng, nhưng cái sân rộng trước UBND xã tràn ánh điện và tiếng loa vang vang mời bà con dự buổi văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Đồng bào đổ về đông nghịt, người lớn, trẻ con, thanh niên, phụ nữ trong các bộ quần áo dân tộc, sau một ngày lao động. Các đội văn nghệ xã gồm nhiều dân tộc, ngoài người M’Nông là dân bản địa, còn có các dân tộc anh em khác ở miền Bắc vào như Dao, Tày, Thái, Nùng… chiếm tới hơn 2/3 dân số xã, người Kinh chưa tới 1/3.
Mở đầu đêm văn nghệ là màn đánh chiêng vang vang của những người làng có già có trẻ, những cô gái M’Nông xinh đẹp, da nâu mắt sáng. Tiếng chiêng M’Nông nhẹ nhàng tha thiết so với tiếng chiêng Ê-đê sôi nổi hào hùng.
Mở đầu đêm văn nghệ là màn đánh chiêng vang vang của những người làng có già có trẻ, những cô gái M’Nông xinh đẹp, da nâu mắt sáng. Tiếng chiêng M’Nông nhẹ nhàng tha thiết so với tiếng chiêng Ê-đê sôi nổi hào hùng.
Tiếng chiêng vọng lên đỉnh Nâm Nung và dội lại như tiếng kèn tha thiết nhớ thương. Các cô gái trẻ hào hứng với các vũ điệu, trong ánh mắt các cô, tôi thấy ánh lửa mong muốn mình cũng múa hát hay như vậy. Các em bé còn thích thú hơn khi thấy những bạn nhỏ như mình múa dẻo, hát hay.
Đêm văn nghệ vẫn tiếp diễn, ngoài bộ váy áo truyền thống với hoa văn đặc sắc như những đỉnh núi điệp trùng của người M’Nông, còn có những bộ y phục người Dao với khăn đội đầu đỏ rực, trang phục các cô gái Thái với áo chẽn trắng cài cúc bạc, rồi y phục của người Tày, người Nùng xanh lam rừng phương Bắc.
Nhớ những hớp rượu cần say chếnh choáng, tiếng đàn, tiếng sáo, cùng khăn đỏ, cúc bạc, áo tứ thân và chiếc váy M’ Nông với hoa văn núi rừng trùng điệp…
Đêm văn nghệ vẫn tiếp diễn, ngoài bộ váy áo truyền thống với hoa văn đặc sắc như những đỉnh núi điệp trùng của người M’Nông, còn có những bộ y phục người Dao với khăn đội đầu đỏ rực, trang phục các cô gái Thái với áo chẽn trắng cài cúc bạc, rồi y phục của người Tày, người Nùng xanh lam rừng phương Bắc.
Nhớ những hớp rượu cần say chếnh choáng, tiếng đàn, tiếng sáo, cùng khăn đỏ, cúc bạc, áo tứ thân và chiếc váy M’ Nông với hoa văn núi rừng trùng điệp…
Nhớ những đôi chân nhỏ nhắn, xinh đẹp, múa trên đất badan vẫn còn trần trụi, không dép không giày…
TRẦN THANH GIAO// SGGP
0 nhận xét