Theo Bộ Công Thương, với sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ, ngành và các doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế nhập siêu, dự báo trong cả năm 2011 mức nhập siêu sẽ vào khoảng 14 – 14,5 tỷ USD.
Sáng nay (4/7), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi giao ban sơ kết 6 tháng đầu năm giữa 2 đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.
Tại buổi sơ kết, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đưa ra những báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2011, cũng như dự báo 6 tháng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu. Cụ thể, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2010 (6 tháng năm 2010 tỷ lệ này là 21,8%) và đạt mục tiêu Chính phủ đề ả là không quá 16%.
Trong khi đó, nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu và cần kiểm soát nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm, cũng đã tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu chung, đây được coi là tín hiệu tích cục trong việc kiểm soát nhập khẩu.
Như vậy, với tình hình xuất khẩu và nhập khẩu như trên, nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 6,65 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu.
Cũng theo ông Vỵ, dựa vào mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Quốc hội đề ra cả năm tăng trên 10% (tức là phải đạt hơn 79,4 tỷ USD), trong đó 6 tháng đầu năm đã đạt 42,3 tỷ USD. Xét về tình hình thực tế và khả năng xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu, cả năm 2011 có thể đạt khoảng 84,5 – 85,5 tỷ USD, tăng 17 – 18,4% so với năm 2010.
Đối với nhóm hàng nông sản thuỷ sản, dự báo giá xuất khẩu vẫn giữ ở mức cao nhưng có thể sẽ không cao như 6 tháng đầu năm, trong khi lượng xuất khẩu khó có khả năng tăng cao. Vì vậy, 6 tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng 9,2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 19 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng khoảng 22,5%.
Còn đối với nhóm nhiên liệu và khoáng sản, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu sẽ không tăng cao như những tháng đầu năm. Do đó, 6 tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng 5,3 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 10,6 tỷ USD, tăng khoảng 8,2% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 12,5%.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hoá khác đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng năm 2010, chiếm tỷ trọng khoảng 11,7%.
Còn về nhập khẩu hàng hoá, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp trong việc thực hiện biện pháp hạn chế nhập siêu, những tháng cuối năm là thời gian các chính sách bắt đầu có tác dụng, dự báo giá hàng hoá nhập khẩu trong những tháng cuối năm không ở mức cao như 6 tháng đầu năm. Với lý do trên, dự kiến nhập khẩu 6 tháng cuối năm khoảng 49,5 – 50,5 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt khoảng 99 tỷ USD.
"Như vậy, với tất cả những yếu tố trên, nhập siêu cả năm 2011 ước vào khoảng 14 – 14,5 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu khoảng 16. Đây được xem là con số khá an toàn, thấp hơn mức mà Chính phủ đề ra là 16%", ông Vỵ nói.
Sáng nay (4/7), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi giao ban sơ kết 6 tháng đầu năm giữa 2 đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.
Tại buổi sơ kết, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đưa ra những báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2011, cũng như dự báo 6 tháng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu. Cụ thể, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2010 (6 tháng năm 2010 tỷ lệ này là 21,8%) và đạt mục tiêu Chính phủ đề ả là không quá 16%.
Trong khi đó, nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu và cần kiểm soát nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm, cũng đã tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu chung, đây được coi là tín hiệu tích cục trong việc kiểm soát nhập khẩu.
Như vậy, với tình hình xuất khẩu và nhập khẩu như trên, nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 6,65 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu.
Cũng theo ông Vỵ, dựa vào mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Quốc hội đề ra cả năm tăng trên 10% (tức là phải đạt hơn 79,4 tỷ USD), trong đó 6 tháng đầu năm đã đạt 42,3 tỷ USD. Xét về tình hình thực tế và khả năng xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu, cả năm 2011 có thể đạt khoảng 84,5 – 85,5 tỷ USD, tăng 17 – 18,4% so với năm 2010.
Đối với nhóm hàng nông sản thuỷ sản, dự báo giá xuất khẩu vẫn giữ ở mức cao nhưng có thể sẽ không cao như 6 tháng đầu năm, trong khi lượng xuất khẩu khó có khả năng tăng cao. Vì vậy, 6 tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng 9,2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 19 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng khoảng 22,5%.
Còn đối với nhóm nhiên liệu và khoáng sản, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu sẽ không tăng cao như những tháng đầu năm. Do đó, 6 tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng 5,3 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 10,6 tỷ USD, tăng khoảng 8,2% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 12,5%.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hoá khác đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng năm 2010, chiếm tỷ trọng khoảng 11,7%.
Còn về nhập khẩu hàng hoá, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp trong việc thực hiện biện pháp hạn chế nhập siêu, những tháng cuối năm là thời gian các chính sách bắt đầu có tác dụng, dự báo giá hàng hoá nhập khẩu trong những tháng cuối năm không ở mức cao như 6 tháng đầu năm. Với lý do trên, dự kiến nhập khẩu 6 tháng cuối năm khoảng 49,5 – 50,5 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt khoảng 99 tỷ USD.
"Như vậy, với tất cả những yếu tố trên, nhập siêu cả năm 2011 ước vào khoảng 14 – 14,5 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu khoảng 16. Đây được xem là con số khá an toàn, thấp hơn mức mà Chính phủ đề ra là 16%", ông Vỵ nói.
VnMedia
0 nhận xét