Mỹ ‘rung cây’ dọa Pakistan

Cho rằng Pakistan chưa tích cực chống khủng bố, bình ổn Afghanistan…Mỹ dừng viện trợ 800 triệu USD. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dự đoán, Mỹ sẽ phải nối lại viện trợ sau vài tháng nữa.
Ngày 2/5, Mỹ mở chiến dịch tiêu diệt bin Laden khi tên này lẩn trốn ở thành phố Abbottabad, Pakistan mà không thông báo với quân đội nước sở tại vì nghi ngờ bin Laden có nhiều nội gián trong quân đội Pakistan.
Từ thời điểm đó, việc Mỹ không thông báo và bản thân việc bin Laden ở Pakistan mà quân đội nước sở tại không biết bị coi là “nỗi sỉ nhục” của lực lượng vũ trang Pakistan.
Vụ tiêu diệt bin Laden là "vết thương" của quân đội Pakistan.
Trong bối cảnh quân đội Pakistan bị chỉ trích mạnh từ trong lẫn ngoài nước, nhà nghiên cứu Kamran Bukhari cho rằng, Nhà Trắng quyết định cắt viện trợ nhằm gây sức ép lên quân đội Pakistan.
Cụ thể hơn, Mỹ tin rằng việc cắt viện trợ sẽ bòn rút sức mạnh của quân đội Pakistan, giúp Chính phủ nước này trở nên “dân sự” hơn.

Ngược lại, Ngoại trưởng Pakistan là Khurshid Mehmood Kasuri thì cho rằng, Mỹ cắt viện trợ nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Ông Kasuri chia sẻ: “Mỹ cần một vật thế thân cho những thất bại của họ ở Afghanistan và theo Washington, Pakistan phù hợp để đóng vai này”.
Quân đội Pakistan bị biến thành vật thế thân?
Trong khi đó, trên mặt trận ngoại giao, Pakistan tỏ ra “coi thường” việc Mỹ ngừng viện trợ dù khoản tiền này tương đương 1/3 tổng viện trợ quân sự hàng năm mà họ nhận được.
Theo Pakistan, thực chất thì Mỹ từ lâu cũng “chẳng tốt đẹp gì” với Pakistan khi mà trong 10 năm qua, Washington thường chỉ chuyển một phần nhỏ trong tổng số tiền mà Nhà Trắng hứa với Islamabad.
Chưa dừng lại, quân đội Pakistan còn khẳng định là dù bị cắt giảm viện trợ thì họ vẫn đủ sức để tiếp tục triển khai các chiến dịch chống khủng bố.
Ngoại trưởng nước này là Khurshid Mehmood Kasuri còn khẳng định quân đội có đủ sức mạnh để tự mình tiến hành các chiến dịch quân sự.
Quân đội khẳng định vẫn đủ sức chống khủng bố.
Tuy nhiên, nhiều người Pakistan thì không được lạc quan như vậy. Nhà phân tích quân sự Ayesha Siddiqa Agha nhận định: “Đây rõ ràng là lời cảnh báo của Mỹ. Có thể Nhà Trắng sẽ cắt tiếp viện trợ nếu họ cảm thấy không hài lòng với những gì Islamabad đang làm. Nếu điều đó xảy ra, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa bởi Pakistan đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế. Còn về lâu về dài, việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh, sự ổn định chính trị của Pakistan”.
Bi quan hơn, nhiều người còn cho rằng chẳng phải lâu dài mà tác động tiêu cực sẽ bộc phát trong vòng một năm.
Tiến sĩ chính trị Hasan Askari Rizvi nhận định: “Pakistan đang triển khai nhiều chiến dịch tại nhiều khu vực do các bộ lạc kiểm soát. Do đó, việc thiếu tiền sẽ tạo áp lực lớn và thực sự gây khó khăn trong vòng 6 – 8 tháng tới. Thiếu tiền viện trợ sẽ làm quân đội Pakistan không thể bổ sung vũ khí, quân nhu… cho các chiến dịch, làm suy yếu sức mạnh quân đội và ảnh hưởng tới các chương trình hiện đại hóa quân đội”.
Không chỉ vậy, việc Mỹ cắt giảm viện trợ có thể còn kéo cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có hành động tương tự. Nếu khả năng này được hiện thực hóa, đó sẽ là “bi kịch” của Pakistan bởi IMF từ lâu hỗ trợ tài chính lớn cho nước này và Pakistan chuẩn bị tới kỳ trả nợ IMF (trong chưa đầy một năm nữa).
Pakistan phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài.
Về phía Mỹ, tình hình cũng không khá hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo, việc Mỹ cắt giảm viện trợ sẽ làm suy yếu các nỗ lực chống khủng bố của quân đội Pakistan.
Ở Pakistan, quân đội giữ vai trò cực kỳ quan trọng và từ lâu, họ được coi là một thành tố không thể bỏ qua trong nỗ lực bình ổn quốc gia láng giềng Afghanistan.
Việc cắt giảm viện trợ quân sự sẽ không làm giảm vai trò của lực lượng này tại chính trường Pakistan. Ngược lại, nó có thể đẩy Pakistan ngả vào “vòng tay” Trung Quốc.
Còn xét trong dài hạn, việc Mỹ cắt giảm viện trợ chẳng có lợi cho cả Washington lẫn Islamabad. Mỹ cần Pakistan giúp mình chống khủng bố, bình ổn Afghanistan, qua đó rút quân về nước. Ngược lại, Islamabad cần USD của Nhà Trắng để giải quyết khó khăn, không chỉ chống khủng bố mà còn cả giải quyết vướng mắc kinh tế….
Do đó, có lẽ việc Mỹ cắt viện trợ chỉ là “rung cây dọa khỉ”, chỉ khoảng 2 tới 3 tháng nữa là Nhà Trắng sẽ lại “bơm” tiền cho đồng minh nhưng với một lý do khác hợp lý hơn.
Cựu Đại sứ Pakistain ở Mỹ là Maleeha Lodhi nhận định: “Nếu Mỹ cần Pakistan, mà thực sự là vậy, thì họ không cắt việt trợ trong lúc này. Khi hợp tác thì không có các hành động trừng phạt nhau”.
Đại tá Mỹ David Lapan thì thông báo, Mỹ hoãn chứ chưa dừng viện trợ quân sự cho Pakistan. Hai bên có thể tiếp tục hoạt động viện trợ nếu Pakistan thay đổi. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy Mỹ muốn Pakistan cần thay đổi, đáp ứng các yêu cầu của họ chứ không phải là đòn trừng phạt.
Nói cách khác, Mỹ chỉ dọa Pakistan mà thôi.


Hải Anh (tổng hợp)
Đất Việt

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia