Gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Obama khiêu khích Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, thủ linh tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.
Cuộc gặp được công bố vào tối ngày 15/7/2011 sau một sự im lặng kéo dài từ Chính phủ Obama. Trước đó, về thời điểm Tổng thống Mỹ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần hiện đang lưu vong của Tây Tạng không hề được tiết lộ.
Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".
Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".
Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2010. |
Cũng theo thông cáo trên, tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đối thoại giữa đại diện của Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự khác biệt giữa 2 bên về vấn đề Tây Tạng.
Trong cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma tháng 2/2010, tổng thống Obama không cho phép sự có mặt của các phỏng viên. Ngoài ra, Đạt Ma cũng được ông Obama tiếp trong phòng Bản Đồ chứ không phải phòng Bầu Dục vốn được sử dụng khi Tổng thống Mỹ tiếp các nguyên thủ quốc gia.
Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu cuộc sống lưu vong từ năm 1959. Ông tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Tây Tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi Đạt Ma như một phần tử ly khai và luôn lên tiếng phản đối các cuộc gặp các nhà lãnh đạo thế giới của ông này.
Trung Quốc phản đối cuộc gặp của Chính phủ Mỹ
Sau khi chính phủ Mỹ công bố cuộc gặp giữa Đạt Ma và Tổng thống Obama, Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp nêu trên và cảnh báo, cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố:"Vấn đề Tây Tạng liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào".
Người phát ngôn bộ Ngoại Giao trung Quốc kêu gọi chính phủ Mỹ ngay lập tức thu hồi quyết định trong việc sắp xếp cuộc họp trên nhằm tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như những tổn hại trong quan hệ Mỹ và trung Quốc. Ông Hồng Lỗi còn kêu gọi Mỹ công nhận "Tây Tạng là một phần của Trung Quốc" và phản đối một "Tây Tạng độc lập".
Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau cuộc gặp giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010. Chuyến thăm của Đạt Ma tới Washington diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động quan trọng cho mối quan hệ giữa 2 cường quốc.
Sau chuyến thăm của Đô đốc Mike Mullen tới Trung Quốc, phó tổng thống Joe Biden cũng lên kế hoạch thăm Trung Quốc tháng 8/2011.
Dự kiến, ông Biden có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Clinton cũng có cuộc hội đàm với Trung Quốc ngày 25/7.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức trong cuộc gặp với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen cũng đã lên tiếng chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma: "Có những người ở Mỹ cố ý gây ra những rắc rối làm phức tạp thêm sự phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia".
0 nhận xét