Có lẽ nước bị xâm phạm nhiều nhất phải kể tới những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông, điển hình là Philippines.
Số vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc thì "nhiều không kể hết" nhưng mâu thuẫn giữa hai nước thực sự bùng phát từ những ngày cuối tháng 5 tới nay.
Theo thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), tàu hải giám và hải quân Trung Quốc ở gần Iroquois Reef-Amy Douglas Bank ngày 21/5 tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng nên một số lượng không xác định cột trụ, thả phao ở gần Iroquois Bank, khu vực mà Philippines khẳng định là “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ”.
Thậm chí, tới ngày 2/6, Manila tiếp tục cáo buộc hải quân Trung Quốc nổ súng vào ngư dân, hù dọa một tàu thăm dò dầu khí, xây các trạm gác và một phao trong khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải của Philippines.
Manila khẳng định trên các phương tiện truyền thông nước này: “Những hành động của tàu Trung Quốc cản trở hoạt động đánh cá chính đáng và bình thường của ngư dân Philippines trong vùng và phá hoại hòa bình, ổn định khu vực“.
Không chỉ "bắt nạt" láng giềng bé nhỏ, Trung Quốc còn vượt rào vào cả lãnh hải của những nền kinh tế lớn hơn như Nhật Bản.
Tương tự Philippines, lãnh hải Nhật Bản cũng bị "đột nhập", mà gần nhất là hôm 3/7. Theo Cục bảo an trên biển Nhật Bản, họ phát hiện một tàu ngư chính của Trung Quốc hoạt động trên vùng biển tranh chấp.
Thông báo từ Tokyo nêu rõ, vào khoảng 6h40 hôm 3/7, tàu ngư chính 201 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển cách quần đảo Senkaku khoảng 31km về phía Tây Bắc.
Không chỉ "viếng thăm" nhiều nước láng giềng, Trung Quốc còn có nhiều hành động cứng rắn với cả những nước nằm cách xa họ, kể cả những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga.
Theo báo Sankei Shimbun của Nhật Bản, hồi giữa tháng 6, hải quân Trung Quốc uy hiếp ngay cả tàu chiến Nga. Khi đó, trực thăng trên tàu chiến Trung Quốc đang thực hiện diễn tập ở vùng biển phía Đông Bắc Philippines tiếp cận, bay vòng quanh rồi uy hiếp tàu chiến Nga khi nó đang thu thập thông tin ở vùng biển này.
Với siêu cường Mỹ, tình thế cũng tương tự dù Trung Quốc có thận trọng hơn. Đơn cử như năm 2009, tàu USNS Victorious đang tiến hành các nhiệm vụ thường nhật thì gặp tàu Trung Quốc.
Khi đó, tàu Victorious kéo còi báo động và phun nước trong một giờ nhằm răn đe tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc không ngừng áp sát tàu Victorious cho tới khi tàu Mỹ phát tín hiệu kêu cứu một tàu quân sự ở gần đó.
Trước nữa, ngày 8/3/2009, tàu Trung Quốc chặn tàu thám hiểm đại dương USNS Impeccable của hải quân Mỹ ở biển Đông, tại địa điểm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 75 hải lý về phía Nam.
Chưa dừng lại, Trung Quốc còn cử tàu chiến sang tới tận vinh Aden. Với danh nghĩa là chống khủng bố, tàu chiến của họ "dạo qua" biển Đông, eo biển Malacca rồi tiến vào Ấn Độ Dương. Nhìn vào hải trình, dễ thấy đây là con đường biển huyết mạch của kinh tế thế giới, liên quan tới lợi ích sống còn của cả vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Tất nhiên là những chuyến "thăm không được chào đón" của tàu Trung Quốc gây ra sự bất bình từ hàng loạt quốc gia. Do đó, Bắc Kinh liên tục phải thanh minh rằng ý định của họ là tốt, chỉ nhằm duy trì an ninh trên biển, gìn giữ hòa bình.
Tuy nhiên, chiến lược "vừa đấm vừa xoa" của Trung Quốc chẳng thuyết phục được ai và ngày càng khiến mọi người tin rằng, thay vì duy trì an ninh trên biển, Trung Quốc đang khiến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nổi sóng.
Và với việc tăng cường tiềm lực hải quân, nhất là chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay Varyag, dễ thấy Trung Quốc đang âm mưu chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương, tiến tới việc "thống trị" các vùng biển.
Tuy nhiên, kế hoạch của họ chắc chắn sẽ không thành công bởi họ không có lẽ phải, không có cơ sở pháp lý rõ ràng, thuyết phục; nhất là trong việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% biển Đông.
Ngoài ra, hàng loạt các quốc gia láng giềng do có chung lo ngại về các hoạt động quá khích của Trung Quốc đã và đang liên kết lại với nhau để kiềm chế nước này.
Lo ngại sự lớn mạnh và những hành động cứng rắn của Trung Quốc, nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang dần đoàn kết lại với nhau để hình thành liên minh chống lại “gã khổng lồ” này.
Theo RUVR, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chính sách ngoại giao quân sự, các thành viên GAPAC âm thầm phối hợp để chống lại nước này; giống như một quan chức an ninh Ấn Độ khẳng định: “ Chúng tôi đều hài lòng khi những quan chức như Tướng Lương Quang Liệt can dự nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ở hậu trường, chúng tôi mới tìm thấy sự an toàn khi đoàn kết với nhau. Nói cách khác, các cường quốc châu Á xích lại gần nhau nhằm tìm đối sách với Trung Quốc”.
Cựu cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc là Tiến sĩ Lee Chung-min thì cho biết: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.
Ngoài việc liên kết với nhau, các nước này còn tích cực tìm kiếm đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh bởi như trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông”.
Với việc các bên liên quan cùng nhau nói và bảo vệ lẽ phải, chắc chắn là dù ít dù nhiều, Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn. Các hành động gây hấn có thể sẽ vẫn tái diễn nhưng sẽ thưa hơn và bớt hung hăng hơn.
Số vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc thì "nhiều không kể hết" nhưng mâu thuẫn giữa hai nước thực sự bùng phát từ những ngày cuối tháng 5 tới nay.
Theo thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), tàu hải giám và hải quân Trung Quốc ở gần Iroquois Reef-Amy Douglas Bank ngày 21/5 tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng nên một số lượng không xác định cột trụ, thả phao ở gần Iroquois Bank, khu vực mà Philippines khẳng định là “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ”.
Tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải nước khác. Ảnh minh họa. |
Manila khẳng định trên các phương tiện truyền thông nước này: “Những hành động của tàu Trung Quốc cản trở hoạt động đánh cá chính đáng và bình thường của ngư dân Philippines trong vùng và phá hoại hòa bình, ổn định khu vực“.
Không chỉ "bắt nạt" láng giềng bé nhỏ, Trung Quốc còn vượt rào vào cả lãnh hải của những nền kinh tế lớn hơn như Nhật Bản.
Tương tự Philippines, lãnh hải Nhật Bản cũng bị "đột nhập", mà gần nhất là hôm 3/7. Theo Cục bảo an trên biển Nhật Bản, họ phát hiện một tàu ngư chính của Trung Quốc hoạt động trên vùng biển tranh chấp.
Thông báo từ Tokyo nêu rõ, vào khoảng 6h40 hôm 3/7, tàu ngư chính 201 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển cách quần đảo Senkaku khoảng 31km về phía Tây Bắc.
Không chỉ "viếng thăm" nhiều nước láng giềng, Trung Quốc còn có nhiều hành động cứng rắn với cả những nước nằm cách xa họ, kể cả những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga.
Theo báo Sankei Shimbun của Nhật Bản, hồi giữa tháng 6, hải quân Trung Quốc uy hiếp ngay cả tàu chiến Nga. Khi đó, trực thăng trên tàu chiến Trung Quốc đang thực hiện diễn tập ở vùng biển phía Đông Bắc Philippines tiếp cận, bay vòng quanh rồi uy hiếp tàu chiến Nga khi nó đang thu thập thông tin ở vùng biển này.
Với siêu cường Mỹ, tình thế cũng tương tự dù Trung Quốc có thận trọng hơn. Đơn cử như năm 2009, tàu USNS Victorious đang tiến hành các nhiệm vụ thường nhật thì gặp tàu Trung Quốc.
Khi đó, tàu Victorious kéo còi báo động và phun nước trong một giờ nhằm răn đe tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc không ngừng áp sát tàu Victorious cho tới khi tàu Mỹ phát tín hiệu kêu cứu một tàu quân sự ở gần đó.
Trước nữa, ngày 8/3/2009, tàu Trung Quốc chặn tàu thám hiểm đại dương USNS Impeccable của hải quân Mỹ ở biển Đông, tại địa điểm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 75 hải lý về phía Nam.
Chưa dừng lại, Trung Quốc còn cử tàu chiến sang tới tận vinh Aden. Với danh nghĩa là chống khủng bố, tàu chiến của họ "dạo qua" biển Đông, eo biển Malacca rồi tiến vào Ấn Độ Dương. Nhìn vào hải trình, dễ thấy đây là con đường biển huyết mạch của kinh tế thế giới, liên quan tới lợi ích sống còn của cả vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu Mỹ bị tàu cá Trung Quốc quấy nhiễu. |
Tuy nhiên, chiến lược "vừa đấm vừa xoa" của Trung Quốc chẳng thuyết phục được ai và ngày càng khiến mọi người tin rằng, thay vì duy trì an ninh trên biển, Trung Quốc đang khiến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nổi sóng.
Và với việc tăng cường tiềm lực hải quân, nhất là chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay Varyag, dễ thấy Trung Quốc đang âm mưu chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương, tiến tới việc "thống trị" các vùng biển.
Tuy nhiên, kế hoạch của họ chắc chắn sẽ không thành công bởi họ không có lẽ phải, không có cơ sở pháp lý rõ ràng, thuyết phục; nhất là trong việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% biển Đông.
Ngoài ra, hàng loạt các quốc gia láng giềng do có chung lo ngại về các hoạt động quá khích của Trung Quốc đã và đang liên kết lại với nhau để kiềm chế nước này.
Lo ngại sự lớn mạnh và những hành động cứng rắn của Trung Quốc, nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang dần đoàn kết lại với nhau để hình thành liên minh chống lại “gã khổng lồ” này.
Nhiều nước đang liên kết lại với nhau để kiềm chế Trung Quốc. |
Cựu cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc là Tiến sĩ Lee Chung-min thì cho biết: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.
Ngoài việc liên kết với nhau, các nước này còn tích cực tìm kiếm đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh bởi như trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông”.
Với việc các bên liên quan cùng nhau nói và bảo vệ lẽ phải, chắc chắn là dù ít dù nhiều, Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn. Các hành động gây hấn có thể sẽ vẫn tái diễn nhưng sẽ thưa hơn và bớt hung hăng hơn.
0 nhận xét