Giải pháp đi cùng cần thiết.
Từ đầu năm 2011, với mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt về tiền tệ và tài khóa. Đến thời điểm này, hiệu quả về chống lạm phát đã có kết quả bước đầu nhưng đổi lại nền kinh tế cũng chấp nhận một sự trả giá khi gặp nhiều khó khăn từ các chính sách thắt chặt.
Đầu tiên, với chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lãi suất tăng cao để hạn chế tăng trưởng tín dụng, cắt giảm tín dụng ở nhiều khu vực kinh doanh đã khiến khu vực doanh nghiệp thiếu vốn một cách trầm trọng. Sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu đình trệ vì thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng cao. Ở thời kỳ cao điểm, cách đây hơn một tháng, lãi suất huy động lên đến 18 - 20% còn lãi suất cho vay đã lên đến 24 - 26%. Đến nay, lãi suất đã hạ xuống một chút nhưng vẫn ở mức trên 20%.
Với lãi suất này, các DN và chuyên gia kinh tế cho rằng, với lãi suất lên đến 22% thì không thể kinh doanh gì lãi nổi. Ngay cả Bộ Kế hoạch - Đầu tư dù đưa ra con số lãi suất thấp hơn nhiều thực tế nhưng cũng thừa nhận lãi suất và vốn là khó khăn lớn nhất của nền kinh tế. Khó khăn này sẽ còn kéo dài khi Chính phủ khẳng định tiếp tục chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, các chính sách thắt chặt sẽ tiếp tục trong cả năm 2012.
Trong khi đó, với chính sách cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các DN và nền kinh tế. Nhà nước là chủ đầu tư lớn nhất nên khi cắt giảm đầu tư đã ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh của nhiều DN, công ăn việc làm của người lao động; kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
Khó khăn cả về vốn cho DN, cắt giảm đầu tư phát triển để chống lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Chính phủ cũng đã nhiều lần khẳng định không ưu tiên tăng trưởng để ổn định vĩ mô và hướng tới tái cơ cấu kinh tế. Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế một mặt cho rằng, cần quyết liệt, kiên trì chống lạm phát và chấp nhận đánh đổi. Nói như thế, không có nghĩa là Việt Nam đánh đổi mà trong khi chống lạm phát thì vẫn phải tiếp tục duy tăng trưởng ở mức hợp lý để đảm bảo an sinh và duy trì sự phát triển xã hội. Ít nhất là đảm bảo sự ổn định cơ bản và đáp ứng được nhu cầu của lực lượng lao động mới gia nhập thị trường.
Chính vì thế, trong khi DN vẫn tiếp tục đương đầu với khó khăn, chính sách tiền tệ và tài khóa chưa thể nới lỏng thì cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư và DN đề kích thích sản xuất và phát triển. Một trong những biện pháp đó chính là việc miễn, giảm, hoãn các khoản thuế phải đóng; cải cách các thủ tục để DN dễ dàng gia nhập thị trường, nới lỏng một số quy định để DN phát triển và mở rộng kinh doanh... Trong đó, trực tiếp và hiệu quả nhất chính là các chính sách miễn giảm thuế.
Thực tế, năm 2009, sau khi đối mặt với nhiều khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước. Việt Nam đã đưa ra môt gói hỗ trợ kinh tế trong đó có việc miễn giảm thuế cho các DN. Đánh giá về việc miễn giảm thuế năm 2009 cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng DN được thụ hưởng do miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế được DN luân chuyển và sử dụng một cách hiệu quả... Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác như giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến DN không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà có tác động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho DN.
Và mới đây, Bộ Tài Chính đã có tờ trình lên Chính phủ để trình ra Quốc hội về việc miễn giảm thuế cho DN và cá nhân. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 tính trên phần thu nhập cho các DN được quy định cụ thể. Đồng thời, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với DN nhỏ và vừa, giảm 50% mức thuế khoán (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân) từ Quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với các cá nhân. Bên cạnh đó, sẽ miền giảm thuế TNCN cho nhiều đối tượng có thu nhập từ cổ tức, đầu tư và chuyển nhượng chứng khoán và tiền lương tiền công.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thuế giãn năm 2011 khoảng 10,000 - 13,000 tỷ đồng; tổng số thuế miễn, giảm năm 2011 khoảng 5,250 - 6,500 tỷ đồng (trong đó số thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,500 -3,700 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân khoảng 1,750 - 1,800 tỷ đồng và thuế khoán khoảng 1,000 tỷ đồng. Như vậy sẽ có khoảng 20 ngàn tỷ đồng được ở lại với DN trong gian đoạn khó khăn này. Điều này được cho là tác động lớn và mang lại nhiều hy vọng cho DN.
Nhiều hy vọng
Mặc dù giữ quan điểm siết chặt tiền tệ những lãnh đạo ngân hàng Nhà nước tỏ ra ủng hộ đề xuất này. Theo quan chức Ngân hàng Nhà nước, giảm thuế là cần thiết và nó thường là biến pháp đi sau các biện pháp thắt chặt khác nhằm ổn định vĩ mô và chống lạm phát.
Phân tích điều này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước hết động thái này sẽ khích lệ rất lớn đối với DN, tạo ra niềm tin cho DN về sự hỗ trợ DN của Chính phủ trong khó khăn. Xét về mặt hiệu quả kinh tế là rất rõ ràng, với thuế suất hiện nay được miễn giảm 30% có nghĩa là các DN có thêm khoảng gần 10% lợi nhuận. Bên cạnh đó với lãi suất cao và khó vay vốn thì việc để chậm, miễn, hoãn nộp thuế sẽ tạo cho DN một nguồn vốn lớn để xoáy xở trong khó khăn.
Ngoài nguồn tiền thực, DN còn được hưởng lợi khi không phải chịu lãi suất cao và chủ động về tiền nong. Như thế, nếu trước đây DN chỉ có 10 - 15% nay được miễn giảm thuế họ sẽ có lãi trên 20%. Điều đó sẽ kích thích DN rất lớn. Bên cạnh đó, việc miễn giảm có đối tượng và trọng tâm sẽ tác động đến sự phát triển lâu dài của nhiều DN.
Ủng hộ quan điểm này, lãnh đạo Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho rằng điều đó sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Điều đó là rất cần thiết, nó không chỉ tạo ra sự phát triển cho DN và nền kinh tế mà tạo ra nguồn lực cần thiết để ổn định xã hội và thực hiện các chính sách an sinh. Chúng ta không đạt yêu cầu phát triển cao nhưng cần có sự phát triển hợp lý để ổn định và duy trì đà phát triển.
Trao đổi gần đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã cho biết nếu được Quốc hội thông qua thì từ 1/8 sẽ thực hiện miên giảm. Đây là điều cần thiết để hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho người lao động thì không thể thiếu các chính sách khoan sức dân.
Theo tính toán, sẽ có khoảng 210.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) sẽ được giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong vòng một năm với tổng số tiền lên đến 7.000 tỷ đồng. Đại diện Hội DN trẻ cho rằng, đây là nguồn hỗ trợ quý để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh. Một mặt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và mở rộng được sản xuất - kinh doanh, qua đó tác động tích cực trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế. Hơn thế sẽ điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng về vốn cho doanh nghiệp, qua đó giúp họ giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Đi cùng với tác động trực tiếp vào DN thông qua tạo lòng tin, kích thích sản xuất kinh doanh và đặc biệt là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho DN trong thời kỳ khó khăn cũng như có ý nghĩa với chính sách an sinh thì miễn giảm thuế còn được hy vọng sẽ tạo ra nhiều tác động kép.
Trước hết, khi DN hoạt động có hiệu quả sẽ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, hiệu quả của DN tốt lên chính là điều thực chất nhất để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Chính vì thế, trong khi những hy vọng về nới lỏng tiền tệ còn khá mong mạnh thì miễn giảm thuế chính là hy vọng gần và thực chất nhất cho sự hứng khởi trên thị trường.
Đặc biệt hơn, đại diện Hiệp hội DN nhở và vừa cho biết, nguồn vốn từ miến và giảm thuế sẽ duy trì và kích thích động lực kinh doanh của DN. Có nhiều DN đang khó khăn, thiếu vốn tính chuyện định trệ sản xuất kinh doanh thì với hỗ trợ này sẽ tiếp tục kinh doanh. Nó không chỉ mang lại hiệu quả hiện tại mà còn duy trì và tạo đà tăng trưởng trong tương lai. Nguồn lực phát triển chính là sức mạnh của DN cần được nuôi dưỡng qua những chính sách hỗ trợ như thế.
Từ đầu năm 2011, với mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt về tiền tệ và tài khóa. Đến thời điểm này, hiệu quả về chống lạm phát đã có kết quả bước đầu nhưng đổi lại nền kinh tế cũng chấp nhận một sự trả giá khi gặp nhiều khó khăn từ các chính sách thắt chặt.
Đầu tiên, với chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lãi suất tăng cao để hạn chế tăng trưởng tín dụng, cắt giảm tín dụng ở nhiều khu vực kinh doanh đã khiến khu vực doanh nghiệp thiếu vốn một cách trầm trọng. Sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu đình trệ vì thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng cao. Ở thời kỳ cao điểm, cách đây hơn một tháng, lãi suất huy động lên đến 18 - 20% còn lãi suất cho vay đã lên đến 24 - 26%. Đến nay, lãi suất đã hạ xuống một chút nhưng vẫn ở mức trên 20%.
Với lãi suất này, các DN và chuyên gia kinh tế cho rằng, với lãi suất lên đến 22% thì không thể kinh doanh gì lãi nổi. Ngay cả Bộ Kế hoạch - Đầu tư dù đưa ra con số lãi suất thấp hơn nhiều thực tế nhưng cũng thừa nhận lãi suất và vốn là khó khăn lớn nhất của nền kinh tế. Khó khăn này sẽ còn kéo dài khi Chính phủ khẳng định tiếp tục chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, các chính sách thắt chặt sẽ tiếp tục trong cả năm 2012.
Trong khi đó, với chính sách cắt giảm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các DN và nền kinh tế. Nhà nước là chủ đầu tư lớn nhất nên khi cắt giảm đầu tư đã ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh của nhiều DN, công ăn việc làm của người lao động; kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
Khó khăn cả về vốn cho DN, cắt giảm đầu tư phát triển để chống lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Chính phủ cũng đã nhiều lần khẳng định không ưu tiên tăng trưởng để ổn định vĩ mô và hướng tới tái cơ cấu kinh tế. Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế một mặt cho rằng, cần quyết liệt, kiên trì chống lạm phát và chấp nhận đánh đổi. Nói như thế, không có nghĩa là Việt Nam đánh đổi mà trong khi chống lạm phát thì vẫn phải tiếp tục duy tăng trưởng ở mức hợp lý để đảm bảo an sinh và duy trì sự phát triển xã hội. Ít nhất là đảm bảo sự ổn định cơ bản và đáp ứng được nhu cầu của lực lượng lao động mới gia nhập thị trường.
Chính vì thế, trong khi DN vẫn tiếp tục đương đầu với khó khăn, chính sách tiền tệ và tài khóa chưa thể nới lỏng thì cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư và DN đề kích thích sản xuất và phát triển. Một trong những biện pháp đó chính là việc miễn, giảm, hoãn các khoản thuế phải đóng; cải cách các thủ tục để DN dễ dàng gia nhập thị trường, nới lỏng một số quy định để DN phát triển và mở rộng kinh doanh... Trong đó, trực tiếp và hiệu quả nhất chính là các chính sách miễn giảm thuế.
Thực tế, năm 2009, sau khi đối mặt với nhiều khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước. Việt Nam đã đưa ra môt gói hỗ trợ kinh tế trong đó có việc miễn giảm thuế cho các DN. Đánh giá về việc miễn giảm thuế năm 2009 cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng DN được thụ hưởng do miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế được DN luân chuyển và sử dụng một cách hiệu quả... Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác như giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến DN không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà có tác động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho DN.
Giảm thuế sẽ tạo niềm tin và động lự | cho DN trong thời khó khăn.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thuế giãn năm 2011 khoảng 10,000 - 13,000 tỷ đồng; tổng số thuế miễn, giảm năm 2011 khoảng 5,250 - 6,500 tỷ đồng (trong đó số thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,500 -3,700 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân khoảng 1,750 - 1,800 tỷ đồng và thuế khoán khoảng 1,000 tỷ đồng. Như vậy sẽ có khoảng 20 ngàn tỷ đồng được ở lại với DN trong gian đoạn khó khăn này. Điều này được cho là tác động lớn và mang lại nhiều hy vọng cho DN.
Nhiều hy vọng
Mặc dù giữ quan điểm siết chặt tiền tệ những lãnh đạo ngân hàng Nhà nước tỏ ra ủng hộ đề xuất này. Theo quan chức Ngân hàng Nhà nước, giảm thuế là cần thiết và nó thường là biến pháp đi sau các biện pháp thắt chặt khác nhằm ổn định vĩ mô và chống lạm phát.
Phân tích điều này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước hết động thái này sẽ khích lệ rất lớn đối với DN, tạo ra niềm tin cho DN về sự hỗ trợ DN của Chính phủ trong khó khăn. Xét về mặt hiệu quả kinh tế là rất rõ ràng, với thuế suất hiện nay được miễn giảm 30% có nghĩa là các DN có thêm khoảng gần 10% lợi nhuận. Bên cạnh đó với lãi suất cao và khó vay vốn thì việc để chậm, miễn, hoãn nộp thuế sẽ tạo cho DN một nguồn vốn lớn để xoáy xở trong khó khăn.
Ngoài nguồn tiền thực, DN còn được hưởng lợi khi không phải chịu lãi suất cao và chủ động về tiền nong. Như thế, nếu trước đây DN chỉ có 10 - 15% nay được miễn giảm thuế họ sẽ có lãi trên 20%. Điều đó sẽ kích thích DN rất lớn. Bên cạnh đó, việc miễn giảm có đối tượng và trọng tâm sẽ tác động đến sự phát triển lâu dài của nhiều DN.
Ủng hộ quan điểm này, lãnh đạo Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho rằng điều đó sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Điều đó là rất cần thiết, nó không chỉ tạo ra sự phát triển cho DN và nền kinh tế mà tạo ra nguồn lực cần thiết để ổn định xã hội và thực hiện các chính sách an sinh. Chúng ta không đạt yêu cầu phát triển cao nhưng cần có sự phát triển hợp lý để ổn định và duy trì đà phát triển.
Trao đổi gần đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã cho biết nếu được Quốc hội thông qua thì từ 1/8 sẽ thực hiện miên giảm. Đây là điều cần thiết để hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho người lao động thì không thể thiếu các chính sách khoan sức dân.
Theo tính toán, sẽ có khoảng 210.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) sẽ được giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong vòng một năm với tổng số tiền lên đến 7.000 tỷ đồng. Đại diện Hội DN trẻ cho rằng, đây là nguồn hỗ trợ quý để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh. Một mặt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và mở rộng được sản xuất - kinh doanh, qua đó tác động tích cực trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế. Hơn thế sẽ điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng về vốn cho doanh nghiệp, qua đó giúp họ giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Đi cùng với tác động trực tiếp vào DN thông qua tạo lòng tin, kích thích sản xuất kinh doanh và đặc biệt là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho DN trong thời kỳ khó khăn cũng như có ý nghĩa với chính sách an sinh thì miễn giảm thuế còn được hy vọng sẽ tạo ra nhiều tác động kép.
Trước hết, khi DN hoạt động có hiệu quả sẽ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, hiệu quả của DN tốt lên chính là điều thực chất nhất để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Chính vì thế, trong khi những hy vọng về nới lỏng tiền tệ còn khá mong mạnh thì miễn giảm thuế chính là hy vọng gần và thực chất nhất cho sự hứng khởi trên thị trường.
Đặc biệt hơn, đại diện Hiệp hội DN nhở và vừa cho biết, nguồn vốn từ miến và giảm thuế sẽ duy trì và kích thích động lực kinh doanh của DN. Có nhiều DN đang khó khăn, thiếu vốn tính chuyện định trệ sản xuất kinh doanh thì với hỗ trợ này sẽ tiếp tục kinh doanh. Nó không chỉ mang lại hiệu quả hiện tại mà còn duy trì và tạo đà tăng trưởng trong tương lai. Nguồn lực phát triển chính là sức mạnh của DN cần được nuôi dưỡng qua những chính sách hỗ trợ như thế.
Theo VEF
0 nhận xét